10 chiến đấu cơ uy lực nhất thế giới

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận
“Ong bắp cày” F/A-18, “Chim ăn thịt” F-22 hay Su-27 là 3 trong số 10 tiêm kích sở hữu sức mạnh đáng sợ nhất hành tinh theo bình chọn của trang tin Military Today.
 
 
F-22 Raptor là máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến và đắt nhất trên thế giới hiện nay. Động cơ của “Chim ăn thịt” cho phép máy bay di chuyển siêu tốc trên quãng đường dài. Trong khi đó, vòi phun điều khiển vector lực đẩy cùng hệ thống lái giúp F-22 trở nên đặc biệt linh hoạt. Nó chính thức phục vụ Không lực Mỹ vào tháng 12/2005.
 

Chiến đấu cơ siêu thanh F/A-18 Super Hornet có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ, bao gồm giành ưu thế trên không, hộ tống, do thám, tấn công mặt đất bất kể ngày đêm bằng vũ khí có điều khiển chính xác cao. “Ong bắp cày” F/A-18 là một phiên bản có kích thước lớn và hiện đại hơn được phát triển từ F/A-18C/D Hornet. Chúng bắt đầu hoạt động trong biên chế các đơn vị của Hải quân Mỹ vào năm 1999.
 

Eurofighter Typhoon là tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 nổi tiếng do tập đoàn Eurofighter (gồm Tập đoàn EADS của Đức - Tây Ban Nha, BAE System của Anh và Aleni Aeronautica của Italy) phát triển với các tính năng như sự nhanh nhẹn, khả năng thao diễn, tàng hình và hệ thống điện tử hiện đại. Nó có thể tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên đất liền và trên biển bằng tên lửa, bom có độ chính xác cao.
 

Dassault Rafale là máy bay chiến đấu đa nhiệm, cánh tam giác và hai động cơ rất nhanh nhẹn của Pháp, do tập đoàn Dassault Aviation thiết kế và chế tạo. Rafale có thể lần dấu 40 mục tiêu và bắn trúng 4 mục tiêu cùng lúc. Mỗi chiếc Dassault có giá 95 triệu euro. Phi cơ này đang phục vụ trong Không quân và Hải quân Pháp.
 

Tiêm kích Su-27 ra lò năm 1977 theo thiết kể của hãng Sukhoi của Nga. Su-27 được trang bị vũ khí hạng nặng lên tới 12 tên lửa không đối không nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Với tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng, và cực kỳ cơ động nhanh nhẹn linh hoạt, nó là đối thủ trực tiếp của các dòng tiêm kích F-14, F-15, F-16, F/A-18. Tạp chí hàng không hàng đầu trên thế giới Flight International từng đánh giá Su-27 là máy bay chiến đấu tốt nhất thế kỷ 20.
 

F-15 Eagle là máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không với mục đích xâm nhập hệ thống phòng thủ của đối phương. “Đại bàng” F-15 của Không quân Mỹ mang hàng loạt tên lửa không đối không và cực kỳ cơ động. F-15 Eagle có thể tiêu diệt được vệ tinh nếu như nó được trang bị tên lửa thích hợp. Tính tới thời điểm hiện tại, đây là loại máy bay duy nhất có khả năng này.
 

MiG-31 là tiêm kích đánh chặn siêu âm do Phòng thiết kế Mikoyan của Nga phát triển, dựa trên MiG-25. MiG-31 sở hữu tốc độ cao và dùng tên lửa để bắn hạ máy bay của đối phương ở khoảng cách xa. Loại tiêm kích này được trang bị nhiều tính năng hiện đại như hệ thống điện tử, dữ liệu kỹ thuật số, radar đa năng với hệ thống kiểm soát vũ khí cực mạnh.
 

F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ do hai hãng General Dynamics và Lockheed Martin phát triển cho Không quân Mỹ. Với hơn 4.500 chiếc phục vụ ở 25 quốc gia trên thế giới, F-16 là một trong số những mẫu tiêm kích được sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Sự linh hoạt, khối lượng nhẹ và giá thành rẻ là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thành công của F-16 trên thị trường xuất khẩu. Hiện tiêm kích F-16 hoạt động tại 24 quốc gia.
 

Saab JAS-39 Gripen là một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ do công ty hàng không Saab Thụy Điển phối hợp với Ericson (hệ thống điện tử) và Volvo (động cơ) chế tạo. Loại máy bay này sử dụng các công nghệ mới nhất để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như phòng không, đánh chặn, tấn công mặt đất và trinh sát. Gripen là khí tài quan trọng của lực lượng Không quân Thụy Điển trong thế kỷ 21. Hiện các nước như Cộng hòa Séc, Hungary, Nam Phi, Thái Lan và Anh đã tiếp nhận loại tiêm kích này.
 

J-10 là loại tiêm kích đa năng hạng nhẹ một động cơ, có thể thực hiện được tất cả nhiệm vụ không đối không, không đối đất trong mọi điều kiện thời tiết. Chiếc máy bay này do Viện thiết kế máy bay Thành Đô cùng Công nghiệp hàng không Israel thiết kế, và được Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô (CAC) sản xuất cho Không quân Trung Quốc. J-10 có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và dẫn bắn đồng thời 2-4 mục tiêu. Đây được coi là “con cưng” của Không quân Trung Quốc.

Theo Soha


Mời bạn xem thêm:

Kinh hãi máy bay chở khách lộn nhào như chiến đấu cơ
Khám phá máy bay sang chảnh bậc nhất thế giới
5 máy bay tấn công không người lái nguy hiểm nhất thế giới

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo