7 sai lầm phải dừng ngay khi bảo vệ smartphone

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Chúng ta thường coi điện thoại như vật bất li thân của mình, nhưng lại luôn mắc phải nhiều sai lầm trong việc bảo vệ nó. Sau đây là 7 sai lầm thường mắc phải cần phải lưu ý.

1. Hời hợt trong việc bảo vệ điện thoại
 

Mất điện thoại không chỉ đơn giản là mất đi một món tài sản đắc tiền mà còn gây ra rất nhiều phiền phức như mất số liên lạc, làm gián đoạn các công việc đang dang dở, mất hết những dữ liệu quan trọng đang lưu hay ít nhất là mất đi những tấm ảnh đẹp... Dù là lí do gì thì việc mất điện thoại sẽ gây ra rất nhiều phiền phức.


Chỉ cần sơ hở một tí là chiếc điện thoại của bạn sẽ không cánh mà bay. 
 

Các bạn đừng nên cầm hay nghe điện thoại khi đi bộ ở những nơi đông người, phức tạp. Với phụ nữ, nên đeo túi xách về phía trước khi dạo phố và thận trọng khi ở những địa điểm du lịch, thường là tụ điểm của nạn móc trộm.

 
 

Khi chạy xe không nên đeo túi xách hay bỏ trong cốp xe mà hãy bỏ điện vào túi quần trước. Trong trường hợp không túi quần thì bạn nên bỏ điện thoại vào cốp xe trước mà không nên bỏ vào cốp xe sau, phòng lúc mở cốp đổ xăng sẽ bị kẻ gian nhanh tay lấy mất.

2. Không khoá điện thoại


Hãy tập cho mình thói quen dùng bảo mật để ngăn ngừa những sự xâm nhập bất hợp pháp
 

Nếu bạn không có thói quen khóa màn hình thì hãy tập cho mình thói quen ấy từ bây giờ. Đây là hàng rào đầu tiên bảo vệ điện thoại của bạn khi lọt vào tay kẻ trộm.

Trên Android, bạn có thể sử dụng mật khẩu, mã số PIN hay hình vẽ.Nhiều máy Android còn hỗ trợ bảo mật bằng vân tay, vừa tiện lợi vừa an toàn. Với iPhone, bạn có thể sử dụng mã số PIN. Các máy iPhone 5s trở đi còn có bảo mật vân tay Touch ID, cũng rất tiện và an toàn.

3. Không theo dõi điện thoại

Ngày nay, công nghệ cho ra nhiều thiết bị định vị thông minh kèm theo những chiếc smartphone đắc tiền. Khi bị mất điện thoại, bạn có thể theo dõi vị trí, khoá và xoá dữ liệu trên điện thoại từ xa. Dưới đây những bước có thể giúp cho bạn theo dõi được điện thoại của mình vào lúc đang nằm trong tay kẻ khác.

Đối với Android, vào phần Cài đặt (Settings), chọn mục Bảo mật (Security). Trên mục Quản trị viên thiết bị (Android Device Manager), hãy bật tính năng cho phép định vị và khoá, xoá dữ liệu từ xa lên.

Với iPhone và các thiết bị IOS khác, Apple đã bật mặc định tính năng Find My Phone để bạn tìm kiếm thiết bị trên bản đồ, khoá và xoá dữ liệu trên máy từ xa.


Tính năng Find My Phone trên iphone. 
 

4. Không sử dụng phần mềm bảo mật
 

Những điện dùng phầm mềm Android khá dễ dính mã độc nên việc cài đặt các ứng dụng bảo mật smartphone như Avast hay Lookout, Norton Mobile Security,… có thể giúp phát hiện ra những chương trình nguy hiểm đồng thời gỡ bỏ chúng khỏi điện thoại.

iPhone cũng có thể dính mã độc nhưng hiện không có ứng dụng chống virus nào cho thiết bị này. Thay vào đó, Apple thường phát hành các bản khóa bảo mật khi thấy có lỗ hổng trên iOS tạo điều kiện cho mã độc thâm nhập.

5. Vô tư sử dụng Wi-Fi công cộng


Hãy đảm bảo luôn cẩn trọng và dự đoán được mọi rủi ro khi sử dụng những thứ miễn phí.
 

Sử dụng Wi-Fi công cộng là một trong những nguyên nhân gây rò rỉ thông tin rất cao. Thậm chí, có những mạng Wi-Fi công cộng được dựng nên là để đánh cắp thông tin cá nhân. Mạng Wi-Fi miễn phí ở các quán cà phê hay sân bay thường khá an toàn nhưng bạn không nên truy cập các thông tin nhạy cảm như website của ngân hàng hay webside mật của công ty khi sử dụng điện thoại trên các mạng Wi-Fi đó.

6. Bấm vào đường dẫn trong các văn bản sơ sài
 


Khi thấy những chương trình, tin nhắn lạ xuất hiện bạn cần cẩn trọng với chúng không nên nhấp vào mà hãy nhanh chóng tắt chúng ngay lập tức. 

 

Những văn bản ngẫu nhiên chứa các liên kết từ một người bạn không biết có thể là do tội phạm gửi đến để cố gắng đánh cắp thông tin của bạn hoặc tệ hơn là phần mềm độc hại có thể kiểm soát điện thoại của bạn và gửi thông tin lại cho tin tặc... Nên bạn đừng bao giờ nhấp vào.

7. Không cập nhật điện thoại và ứng dụng


Hãy thường xuyên download các bản cập nhật hệ thống khi điện thoại nhắc nhở. 
 

Thông thường chúng ta thường lười và không thích cập nhật hệ thống vì mỗi lần cập nhật hệ thống điện thoại sẽ tốn thêm một mớ không gian để lưu trữ.

Nhưng có một điều mà chúng ta không biết là hacker thích khai thác những lổ hổng trong các ứng dụng và phần mềm lỗi thời. Các công ty thường sửa những lỗ hổng trong các ứng dụng trong các bản cập nhật, do đó cài đặt phiên bản cập nhật mới sẽ giúp giảm nguy cơ bị hacker xâm nhập.

Hãy bảo vệ điện thoại đúng cách để không phải gặp nhiều phiền phức.

 

Theo Yan 

Mời bạn xem thêm:

Phải làm gì khi pin điện thoại và laptop bị phồng to?
Hãy sử dụng điện thoại thông minh theo cách thông minh
Những mẫu điện thoại “độc” từng gây bão một thời

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo