Các nhãn hàng thể thao đều ưa thích sử dụng logo hình con vật để dễ dàng gửi gắm thông điệp tới khách hàng của mình.
Thương hiệu Lacoste
Ngoài việc đương đầu với những khó khăn trên sân đấu, các vận động viên chuyên nghiệp thường phải đối mặt với một thử thách khác lớn khác đó là: Làm gì sau khi phải “nghỉ hưu” sớm và cống hiến những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết cho sự nghiệp thể thao.
Rene Lacoste, một vận động viên tennis chuyên nghiệp Pháp và người am hiểu về may mặc đã “thống trị” các sân quần vợt những năm 1920 và là một hình mẫu cho người biết nắm bắt sự nghiệp kinh doanh sau khi đã đạt được vị trí nhất định trong làng thể thao quốc tế.
Không những chuyên nghiệp trong thi đấu (với 7 lần vô địch giải Grand Slam) mà ông còn có óc sáng tạo thời trang đáng khâm phục. Hình ảnh những vận động viên tennis trong chiếc áo sơ mi thun với logo “cá sấu” – Lacoste “tả xung hữu đột” trên sân quần vợt chính là minh chứng tiêu biểu cho tài năng ấy.
Có hai câu chuyện thú vị đằng sau chú cá sấu Lacoste. Một là, tại giải quần vợt Davis Cup, đội trưởng đội tuyển Pháp đã đặt cược một chiếc va li da cá sấu nếu Lacoste dành chiến thắng trong trận tới. Tất nhiên là Lacoste đã làm được điều đó.
Còn hình ảnh chú cá sấu trở thành biểu tượng sau này của hãng có căn nguyên từ việc các thành viên của đội tuyển Pháp gọi Lacoste là “ Chú cá sấu” do phong cách thi đấu ngoan cường và khôn khéo của ông trên sân đấu.
Thương hiệu Ralph Lauren
Trong ngành thời trang, mỗi thương hiệu đều phải sáng tạo không biết mệt mỏi để tạo dựng nên bản sắc riêng và cạnh tranh được với những đối thủ khác bằng logo, nhãn mác hoặc thậm chí là những thiết kế kỳ quặc.
Sức mạnh logo phát huy tác dụng đến nỗi, khi được hỏi con vật nào gắn liền với thương hiệu thời trang Ralph Lauren, chắc chắn nhiều bạn sẽ có câu trả lời ngay mà không chút do dự : đó là hình ảnh chú ngựa.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tỏ tường về người đàn ông nổi tiếng đằng sau thương hiệu đó. Trong một trận mã cầu mà ai ai cũng chìm mắt và để tâm vào những chú ngựa đua thì Ralph Lauren lại tìm thấy một cơ hội kinh doanh và ý tưởng cho những chiếc áo phông gắn logo chiến mã của mình.
Có thể nói, việc nắm bắt được nhu cầu và dẫn đầu xu hướng của giới nhà giàu Anh-Mỹ chính là một trong những biểu hiện của thiên tài người Mỹ này. Và đó chúng chính là câu chuyện về sự ra đời của chú ngựa quý tộc mang thương hiệu Ralph Lauren.
Thương hiệu Tommy Bahama
Mỗi chúng ta đều có những quan điểm khác nhau về “một cuộc sống đẹp”. Với những chàng trai đứng sau thương hiệu Tommy Bahama (có trụ sở tại Seattle tọa lạc ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ) thì một cuộc sống đẹp là được ngồi trên bờ biển cát trắng nắng vàng, dưới tán cọ và tán gẫu với những cô nàng xinh đẹp.
Việc sử dụng chú cá cờ làm biểu tượng cho thương hiệu Tommy Bahama là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của Tommy theo phong cách MacGuyver.
Đó là một lần, ông bắt được một chú cá cờ nặng 200 pound mà chỉ dùng vỏ dừa, vài mảnh kính vỡ và dây rút từ quần bơi. Chỉ cần nhìn thấy “những chú cá cờ” trên các trang phục của Tommy Bahama, người ta sẽ hình dung ngay đến những kỳ nghỉ thư giãn nơi xứ cọ tươi đẹp.
Thương hiệu Paul Smith
Từ một cậu bé mơ mộng trở thành một tay đua xe đạp chuyên nghiệp đến một trong những nhà thiết kế nổi tiếng nhất của Anh quốc, cuộc hành trình của Paul dường như nhiều màu sắc hơn là một chú ngựa vằn đen trắng.
Sau khi gây dựng được danh tiếng bằng các thiết kế y phục nam giới nổi tiếng về chất lượng và phong cách độc đáo đậm chất Anh quốc rực rỡ sắc màu. Đó là một trong những lí do mà mỗi khi nhìn thấy hình ảnh chú ngựa thanh lịch và vằn sọc đầy màu sắc, chúng ta lại nhớ ngay đến thương hiệu thời trang Paul Smith.
Thương hiệu Vilebrequin
Nếu là fan hâm mộ của The Beatles, hẳn bạn không ít lần thổn thức khi bắt gặp ai đó mặc theo phong cách của những năm 70- kiểu tóc mop-top như cây lau nhà và trang phục thì có vẻ hơi kỳ đối với giới trẻ hiện nay.
Phong cách của The Beatles đã tạo cảm hứng cho một trong những thương hiệu thời trang đồ tắm yêu thích của thế giới đó là Vilebrequin với logo hình chú rùa dễ thương.
Ý tưởng logo của thương hiệu Vilebrequin ra đời trong một ngày đẹp trời tại Saint Tropez, Pháp, khi nhà báo thể thao Fred Prysquel ngẫu hứng phác thảo một thiết kế đồ bơi chon nam giới trên một góc của tấm khăn trải bàn nơi ông ngồi. Và ông quyết định chọn chú rùa Moorea - Meperfo làm logo cho thương hiệu chưa đi vào hoạt động của mình.
Lấy tên thương hiệu là Vibebrequin, ông đã phát triển cơ nghiệp thời trang của mình gắn với ý tưởng bảo tồn loài rùa biển đang có nguy cơ bị đe doạ tại vùng biển Thái Bình Dương
Thương hiệu Le Coq Sportif
Cảm hứng lấy tên thương hiệu từ biểu tượng quốc gia của nước Pháp, logo hình “chú gà thể thao” dường như đã trở thành một hình ảnh đáng tự hào của người dân đất nước hình lục lăng.
Ra đời năm 1882 tại Pháp, chú gà trống Gô Loa đã đồng hành cùng nhiều sự kiện thể thao nổi tiếng như World cup và Tour De France- giải đua xe đạp danh giá nhất thế giới.
Theo Genk
Mời bạn xem thêm:
Google thay đổi font chữ logo sau 16 năm gắn bó
Chiêm ngưỡng logo "mới toe" của Facebook
Ngắm logo các hãng Apple, Samsung, LG từ thủa "quê mùa"