Với công nghệ in 3D nội tạng của các nhà khoa học thuộc ĐH Yale sẽ mở ra hi vọng mới cho các bệnh nhân không may cần phải được hiến tạng.
Bạn có biết, mỗi ngày trung bình có khoảng 18 người mất đi và chờ đợi được hiến tạng. Theo thống kê của một Tổ chức Y tế, danh sách chờ ghép tạng đã lên tới 121.272 người trong năm 2013.
Giải pháp tiềm năng được các nhà khoa học đưa ra để giải quyết phần nào vấn đề này là sử dụng công nghệ in 3D để tạo mô và cơ quan nội tạng.
Theo đó, các chuyên gia thuộc khoa Y học và Kỹ thuật tại trường ĐH Yale đã công bố nghiên cứu về việc in mô cấy nội tạng, từ đó mở ra hướng đi mới cho việc phát triển phương pháp điều trị tiềm năng.
Một điểm đặc biệt của dự án đó là các chuyên gia có thể in 3D các mô, cơ quan nội tạng từ chính tế bào của bệnh nhân. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ kháng mô, từ chối tiếp nhận nội tạng mới của cơ thể bệnh nhân.
Các mô gan, nội tạng mới có kích thước đường kính khoảng vài mm, được tạo bằng máy in 3D Organovo. Máy này có cấu trúc khá tương tự như máy in phun hiện tại. Chiếc máy sẽ được nạp vào tế bào và sau đó in theo từng lớp, tái tạo lại mô tế bào sống đó.
Thông tin về yếu tố như nhiệt độ, nồng độ oxy, độ PH... cùng phương thức mà các bộ phận phản ứng, tương tác lẫn nhau sẽ được ghi lại. Điều này giúp các nhà khoa học theo dõi chặt chẽ và có phương pháp điều chỉnh cụ thể.
Trong thời gian ngắn, Organovo đã có thể tạo ra một vài cơ quan hỗ trợ. Bệnh nhân sẽ có cơ hội lớn để sống sót sau khi được "hiến" tặng bộ phận có công nghệ cao này.
Các chuyên gia thuộc ĐH Yale đã thử nghiệm tạo mạch máu, mô phổi, xương... và mảnh nhỏ của mô gan. Theo đó, nghiên cứu này sẽ mở ra một hi vọng mới cho các bệnh nhân trong tương lai.
Theo Kênh 14
Mời bạn xem thêm: