Con số thống kê đáng ngạc nhiên trên là động lực cho chiến dịch "Thế giới bị lãng quên" nhằm làm sáng tỏ mức độ chênh lệch giàu nghèo đáng kinh ngạc ở nhiều khu vực trên thế giới hiện nay. Các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động xóa đói giảm nghèo toàn cầu, đã tạo ra một cuốn sách ảnh với nhan đề "Sống với 1 USD mỗi ngày: Cuộc đời và diện mạo của người nghèo của thế giới", nói về những người đang vật lộn với cuộc sống để tồn tại.
Một nhóm nhiếp ảnh gia đã đi đến bốn lục địa thu thập hàng ngàn hình ảnh và tiến hành một số cuộc phỏng vấn để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh và câu chuyện của những người nghèo khó. Thomas A. Nazario, người sáng lập chiến dịch "Thế giới bị lãng quên", là tác giả của cuốn sách, và phóng viên ảnh đoạt giải Pulitzer, Renée C. Byer là người thực hiện những bức ảnh.
Các tổ chức phi lợi nhuận cũng huy động vốn để sản xuất một bộ phim tài liệu cùng tên với một mục tiêu tương tự.
Dưới đây là những tấm hình lay động lòng người mà Byer đã ghi lại được:
Alvaro Kalancha Quispe, 9 tuổi, mở cửa cho những con lạc đà không bướu. Cậu bé lùa đàn lạc đà ra núi mỗi buổi sáng để chúng có thể gặm cỏ trên khắp các sườn đồi. Sau đó, Alvaro Kalancha Quispe mới có thể đến trường, nhưng đến tối cậu lại phải lùa chúng về chuồng. Trong dãy núi Akamani của Bolivia (khu vực được gọi là Caluyo), cách thành phố Qutapampa khoảng một giờ đi ô tô, cao hơn 3900m so với mực nước biển, người dân sống trong nhà không có vật liệu cách nhiệt, không có điện, không có giường. Nước của họ được lấy từ suối chảy ra từ ngọn núi phủ đầy tuyết. Sinh kế của họ phụ thuộc vào đàn gia súc, khi mỗi con lạc đà không bướu tạo ra khoảng 1,3kg lông mỗi năm, và cứ mỗi 0,4 kg lông được bán với giá 18 bolivianos, tương đương khoảng 2,50USD Mỹ. Gia đình này có thể kiếm được khoảng 200 USD mỗi năm từ đàn gia súc họ.
Tại Bucharest, Romania, nơi sinh sống của những người nghèo nhất là những lỗ thông hơi sưởi ấm ngầm hoặc cống rãnh, ở đây họ phải sinh hoạt bằng ánh nến vì không có điện. Hora Florin, 28 tuổi, sống dưới lòng đất - nơi các lỗ thông hơi sưởi ấm để có thể giữ ấm vào ban đêm.
Ana-Maria Tudor, 4 tuổi, đứng dưới ánh sáng của ô cửa nhà tại Bucharest, Romania, với hy vọng về một phép lạ khi gia đình cô bé phải đối mặt với nguy cơ bị đuổi ra khỏi ngôi nhà duy nhất mà họ đã từng có. Cha của cô bé vừa trải qua một ca phẫu thuật túi mật dẫn đến nhiễm trùng và để lại hậu quả là anh không thể làm việc. Căn nhà họ sống không có phòng tắm và nước máy.
Ở một bãi chứa chất thải điện tử có thể giết chết gần như mọi thứ mà nó chạm vào, Fati, 8 tuổi, cùng với những đứa trẻ khác tìm kiếm bất cứ điều gì có thể để đổi lấy vài đồng để tồn tại.
Vishal Singh, 6 tuổi, chăm sóc cho cô em gái, trong khi mẹ cô bé đi làm trong khu ổ chuột Kusum Pahari ở phía nam Delhi, Ấn Độ. Vishal cũng đến trường cùng với gần 600 trẻ em khác trong khu ổ chuột này, một trường học dành cho trẻ em ở khu ổ chuột Kusum Pahari. Ngôi trường này nằm ở ngoài trời, không có điện, không có nhà vệ sinh và không có sách. Tất cả những gì học sinh và giáo viên ở đây có là bảng và phấn. Học phí là 2 rupee một tuần.
Trẻ em ở nhiều nơi trên khắp thế giới thường xuyên phải làm việc để giúp đỡ gia đình. Nhiều đứa trẻ phải từ bỏ cơ hội đến trường để ở nhà đỡ đần cha me. Ninankor Gmafu, 6 tuổi đang dầm mình trong mưa khi trông coi đàn gia súc của gia đình ở Ghana, Tây Phi. Cậu bé mơ ước một ngày nào đó được đi học nhưng điều đó có thể sẽ không bao giờ đạt được.
Theo Tiin
Mời bạn xem thêm:
Giả nghèo khổ, kiếm tiền triệu mỗi ngày
Brazil: quân đội trục xuất người dân nghèo khỏi nơi ở để chuẩn bị cho World Cup 2014