Cùng ngắm cách tiêu tiền của những tỷ phú công nghệ

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã đang và sẽ khiến cuộc sống của tất cả chúng ta tốt đẹp hơn theo vô số cách khác nhau. Nhưng rõ ràng lợi ích từ công nghệ thông tin không chia đều cho tất cả mọi người, trong xã hội, có một nhóm nhỏ được cuộc cách mạng công nghệ đặc biệt ưu ái: những tỷ phú công nghệ. Những anh chàng "đầu to mắt cận" bỗng giàu "nứt đố đổ vách" chỉ sau 1 đêm IPO không còn là chuyện hiếm gặp. Danh sách Fortune 500 chật cứng tên tuổi của các công ty công nghệ, nhiều hơn bất kỳ ngành kinh doanh nào khác. 

Không chỉ giàu có, lãnh đạo của các tập đoàn công nghệ lớn như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg còn mang tầm ảnh hưởng của những chính trị gia hàng đầu thế giới khi chỉ với 1 quyết định có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng tỉ người. Vậy nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và có rất ít thời gian để tiêu xài, các tỉ phú công nghệ xử lý đống tiền của mình như thế nào?

1. Larry Ellison: Nỗ lực chống lại tuổi già

 

Larry Ellison

Larry Ellison, nguyên mẫu của Iron Man - Anthony Stark trong phiên bản phim điện ảnh là một trong những người đàn ông giàu có nhất thế giới.

 

Larry Ellison là người đồng sáng lập kiêm CEO của tập đoàn Oracle. Ông đang sở hữu khối tài sản lên tới 41 tỷ USD và cũng là thành viên trong nhóm The Giving Pledge. Đây là quỹ từ thiện được lập ra bởi Bill Gate và người vợ ông, Melinda Gates với mục đích tập trung những tỷ phú lại với nhau, những người cam kết hiến tặng ít nhất 1 nửa tài sản của mình cho mục đích từ thiện. Kể từ năm 1998, ông đã hiến tặng 300 triệu USD cho quỹ từ thiện mang tên mình là The Ellison Medical Foundation nhằm tập trung nghiên cứu về tuổi thọ con người cũng như các căn bệnh lão hóa. Ông cũng đã bỏ ra tới 500 triệu USD mua lại 98% diện tích Lanai, hòn đảo lớn thứ 6 trong quần đảo Hawai để phát triển phòng thí nghiệm nghiên cứu cuộc sống thân thiện với môi trường.

Bên cạnh những hoạt động từ thiện, Larry còn nổi tiếng với thú chơi ngông. Ông bỏ ra 43 triệu USD mua 1 khu sân gôn rộng 246 hecta ở California, chi 400 triệu USD để đội bóng bầu dục của mình thắng giải nhà nghề Mỹ, chi 100 triệu USD mua đứt lại 1 giải tennis Paribas mở rộng, tự tay "luồn kim" chiếc F15 của mình dưới cầu cánh cổng vàng... cho vui. Larry còn nổi tiếng với lối phát biểu ngẫu hứng, mạnh bạo trước giới truyền thông, thói quen này không ít lần đưa ông vào tình huống khó xử. Không khó hiểu khi Robert Downey Jr. chọn Larry làm nguyên mẫu của nhân vật Tony Stark khi anh này tham gia bộ phim điện ảnh Iron Man.

2. Paul Allen: Dự án nghiên cứu não người

 

Cùng ngắm cách tiêu tiền của những tỷ phú công nghệ
 

 

Giống như Larry Ellison, Paul Allen, đồng sáng lập Microsoft cũng là một thành viên của The Giving Pledge. Thông qua quỹ từ thiện The Paul G. Allen Family Foundation mà mình lập ra, Paul đã dành tặng hơn 3000 khoản tài trợ trong suốt 22 năm với tổng giá trị hơn 400 triệu USD. Paul Allen đã hiến tặng 600 triệu USD cho các doanh nghiệp phi lợi nhuận mà mình thành lập trong đó có Experience Music Project. Đặc biệt, trong năm 2012, ông đã dành tặng tới 300 triệu USD cho quỹ nghiên cứu não người của mình mang tên Allen Institute for Brain Science. Bên cạnh đó, Paul Allen cũng sở hữu 2 đội thể thao chuyên nghiệp là Seattle Seahawks và Portland Trail Blazers nhưng đó chưa là gì so với chiếc siêu du thuyền mà ông đã mua vào năm 2013 với giá trị 200.000 USD và tiêu tốn khoảng 2 triệu USD mỗi năm để hoạt động. Cũng có tin đồn ông mua đứt 1 chiếc Mig 29 của Nga về để trưng bày.

3. Jeff Bros: Đồng hồ thiên niên kỷ và hôn nhân đồng tính

Jeff Bros là người sáng lập, CEO kiêm chủ tịch của Amazon. Với khoản tài sản lên tới 33 tỷ USD, Jeff Bros cùng với người vợ Mackenzie Bezos đã tặng 2,5 triệu USD trong cuộc trưng cầu ý dân tại bang Washington để ủng hộ hôn nhân đồng tình. Mặt khác, ông cũng bỏ ra 10 triệu USD cho trường cũ Princeton của mình để nghiên cứu não người, 15 triệu USD để thành lập trung tâm nghiên cứu sáng tạo cho Bảo Tàng Công Nghiệp, Lịch Sử và 500 triệu USD nhằm thực hiện các cải cách giáo dục.   

 

Amazons Jeff Bezos
 

 

Nói về cách tiêu tiền, người ta không thể không nhắc tới cú một cú sốc mà Jeff Bros đã tạo ra bằng cách mua lại Washington Post với giá 250 triệu USD. Chưa hết, ông còn đầu tư 42 triệu USD để xây một chiếc đồng hồ khổng lồ trong một hang động tại Texas có thể rung chuông vào mỗi năm mới, thập kỉ mới, thế kỉ mới và thậm chí là thiên niên kỉ mới trong vòng 10.000 năm tới.

4. Sean Parker: Chi tới 13.000 USD cho một bữa ăn

 

Cùng ngắm cách tiêu tiền của những tỷ phú công nghệ
 

 

Sean Parker là người sáng lập đế chế nhạc số Napster nguyên là chủ tịch thứ nhất của Facebook. Tỷ phú này sở hữu khoảng 1,6 tỷ USD. Anh được biết đến với sự bạo chi của mình khi có thể bỏ ra tới 13.000 USD cho 1 bữa ăn. Cựu chủ tích Facebook cũng đã làm xôn xao báo chí Mỹ khi kết hôn cùng ca sỹ Alexandra Lenas trong một lễ cưới xa hoa tại California. Đám cưới với chi phí 4,5 triệu USD với khung cảnh được thiết kế theo những cảnh trong bộ phim Chúa tế của những chiếc nhẫn đã khiến cánh nhà báo tốn không ít giấy mực. Tuy nhiên, sau đó Parker đã bị chính quyền địa phương phạt nặng vì hủy hoại môi trường. Tỷ phú này đang là một thành viên điều hành trang web âm nhạc Spotify. 

5. Sergey Brin: Nghiên cứu chữa bệnh Parkinson và thịt nhân tạo

 

Cùng ngắm cách tiêu tiền của những tỷ phú công nghệ
 

 

Tài sản của Sergey Brin đạt khoảng 28,4 tỷ USD. Vị đồng sáng lập Google này cùng với vợ cũ của mình đã tài trợ cho Wikimedia số tiền lên tới nửa tỷ USD trong năm 2011. Năm 2008, Sergey Brin công bố việc mẹ của ông bị mắc bệnh Parkinson. Sau đó ông đã phát hiện ra rằng mình cũng có nguy cơ bị mắc Parkinson và đã đầu tư nhiều ngân sách hơn cho việc nghiên cứu về căn bệnh này với khoản tiền 1,6 tỷ USD. Ngoài ra Sergey Brin cũng là người rót vốn 330.000 USD để tạo ra chiếc bánh hamburger tổng hợp đầu tiên. Số tiền này được sử dụng để nuôi cấy 20.000 sợi cơ từ tế bào gốc của bò trong nỗ lực tạo ra thịt bò nhân tạo. Trong khi đó người đồng nghiệp lập dị Larry Page của ông tại Google chi 46 triệu USD mua 1 chiếc du thuyền.

6. Meg Whitman và giấc mơ chính trị

 

Cùng ngắm cách tiêu tiền của những tỷ phú công nghệ
 

 

Có lẽ không đâu trên thế giới làm chính trị lại đắt như ở Mỹ. Các chiến dịch tranh cử tổng thống thường tiêu tốn tới hàng tỉ USD cho chi phí vận động, truyền thông. Chiếc ghế thống đốc bang California có rẻ hơn đôi chút nhưng nó vẫn làm hầu bao của "bà đầm thép" Meg Whitman, CEO HP nhẹ đi 144 triệu USD. Và điều tồi tệ nhất là bà thua trong chiến dịch này.

Theo GenK

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo