Với mức giá phải chăng, dễ dàng duy trì, nhà vệ sinh “xanh” không cần nước vẫn có thể biến nước tiểu con người thành điện và nước sạch, sẽ tiến hành thử nghiệm vào năm 2016, tại Ghana, châu Phi.
Được mệnh danh là “màng vệ sinh Nano” do trường Đại học Cranfield, Vương quốc Anh chế tạo ra. Phương pháp quản lý chất thải mới, có thể giúp 2.3 triệu người trên thế giới được tiếp cận với nhà vệ sinh khép kín và an toàn.
Khi người dùng đóng nắp bồn cầu, phần đáy sử dụng cơ chế xoay vòng để quét các chất thải vào một buồng lắng, giúp ngăn chặn toàn bộ mùi hôi bay ra ngoài. Sau đó, chất thải sẽ được lọc thông qua một lớp màng Nano đặc biệt, tách các phân tử nước bốc hơi từ phần còn lại của chất thải, giúp ngăn ngừa mầm bệnh và các chất rắn nhiều hơn nữa nhờ vào nước.
Nước bốc hơi sẽ đi qua một buồng chứa đầy “hạt chứa Nano hút nước”, giúp làm ngưng đọng nước bốc hơi và rơi xuống khu vực dùng để tích trữ nằm bên dưới. Phần này sẽ trở thành nước sạch dùng cho việc cọ rửa đồ gia dụng cũng như tưới tiêu trong nông nghiệp.
Các chất thải rắn còn lại và các tác nhân gây bệnh được điều khiển bởi vít Ac-si-mét sẽ đưa vào buồng thứ hai. Dù phần này vẫn đang hoàn thiện, nhưng kế hoạch hiện nay đối với chất thải rắn sẽ được tiêu hủy nhằm chuyển đổi thành tro và năng lượng. Năng lượng này dùng cho quy trình lọc màng Nano, cũng như để sạc pin điện thoại hay những thiết bị nhỏ gọn khác.
Ngoài ra, tro sản phẩm – chất thải duy nhất còn sót lại trong toàn bộ quá trình xử lý đốt chất rắn, rất giàu chất dinh dưỡng và không có mầm bệnh gây hại, được dùng cho nông nghiệp. Các nhà vệ sinh dạng này có thể sử dụng được cho 1 gia đình 10 người.
Được biết, dự án là một phần nằm trong chương trình Toilet Challenge (Vệ sinh Thách thức) thuộc quỹ tài trợ của nhà tỷ phú Bill Gate. Nhà vệ sinh màng Nano sẽ được thí điểm và thử nghiệm vào năm 2016, có thể là ở Ghana.
Hiện nay, có hơn 650 triệu người trên toàn thế giới không được sử dụng nước sạch. Trong đó có hơn 2.3 triệu người không có nhà vệ sinh khép kín và an toàn. Các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đang nỗ lực để để giải quyết vấn đề này, nhưng giải pháp công nghệ cao chẳng hạn như việc thêm các tấm lưới năng lượng mặt trời thường quá đắt để thực hiện.
Các vấn đề xã hội cũng góp phần vào thực trạng trên. Khi cơ sở hạ tầng về vệ sinh đang thoái hóa dần, nhiều người thích đi về sinh ngoài trời hơn là sử dụng nhà vệ sinh nặng mùi nằm bên trong căn nhà họ. Việc này sẽ gây nguy hiểm cho phụ nữ và tạo ra một môi trường vệ sinh bị ô nhiễm.
Ưu điểm của những nhà vệ sinh bằng màng Nano đều rất sạch sẽ, không mùi và có thể sử dụng được trong môi trường thiếu nước xử lý chất thải cũng như thiếu điện. Vì thế, đây thực sự là một ý tưởng hết sức thú vị nếu được sử dụng trong những điều kiện như trên.
Theo kế hoạch, nhà vệ sinh Nano sẽ được cho hộ gia đình thuê thông qua một tổ chức địa phương, nhằm giúp tăng chi phí để duy trì quỹ Gate Foundation, cũng như giữ mức chi phi các nhà vệ sinh luôn dưới mức 5 cent (hơn 1.000 vnd) một người/một ngày.
Nếu mọi việc suôn sẻ, nhà vệ sinh Nano có thể được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác như quân đội, khu công nghiệp xây dựng, du thuyền hay các sự kiện ngoài trời.
Các bạn có thể xem thêm video dưới đây, được tạo bởi viện khoa học Cranfield Water, phát triển cho hội chợ nhà vệ sinh Reinvent vào năm 2014. Đã giới thiệu một số ý tưởng từ trước về cách sử dụng giống như nhà vệ sinh Nano sẽ được thử nghiệm vào năm nay.
Tổng hợp
Mời bạn xem thêm:
Những kiểu nhà vệ sinh có 1-0-2
"Cười vỡ bụng" với những nhà vệ sinh có 1-0-2
Bên trong nhà vệ sinh 10 tỷ nửa chìm nửa nổi