Flyingcam - nghề chơi cũng lắm công phu

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Vẻ đẹp hùng vĩ, trùng điệp của cao nguyên đá Hà Giang đã được ghi lại thật ấn tượng qua những cảnh quay chuyển động từ trên cao trong phim tài liệu khoa học Chuyện của đá (đạo diễn Tài Văn) đã khiến tôi không khỏi tò mò khám phá bí mật đằng sau những khuôn hình độc và lạ này.


Độc - lạ với Flyingcam

Xuất thân là một quay phim nên việc sáng tạo, xây dựng nên những hình ảnh đẹp phục vụ ý tưởng các bộ phim là điều mà đạo diễn Tài Văn luôn nung nấu, trăn trở. Hai tập phim về kiến tạo địa mạo của cao nguyên đá Đồng Văn - Chuyện của đá là một đề tài khó, hình ảnh dễ bị khô khan nên đạo diễn Tài Văn đã áp dụng thiết bị flyingcam để mang lại hiệu ứng tuyệt vời về mặt hình ảnh.

Đó là những cú máy trượt trên cao, từ các cụm núi rồi bay sang thung lũng núi đôi Quản Bạ, cho người xem thấy được sự trùng điệp, nhấp nhô của đá. Tuyệt hơn là những cú máy trượt dọc theo sông Miện rồi vút lên cao, hai bên là vách núi đá. Hay cảnh flyingcam vút qua các mảng kiến tạo đá rồi bay ra toàn cảnh dòng Nho Quế như sợi chỉ xa xa... Đầu tháng 12/2013, 2 tập phim đã được phát sóng trong chuyên mục Những mảnh ghép của cuộc sống trên VTV2, người xem không khỏi trầm trồ trước hình ảnh cao nguyên đá được quay từ trên cao, mềm mại uyển chuyển, đẹp mắt.

 



Vậy flyingcam là gì? Đó là một thiết bị bay có gắn camera ghi hình, gồm hai phần: thiết bị bay và camera. Trong đó, thiết bị bay (TBB) là thiết bị dùng để nâng và di chuyển mang camera hay những thiết bị khác đến những địa điểm cao (tầm 200 mét so với mặt đất) hoặc địa hình phức tạp, hiểm trở mà con người không có điều kiện để tiếp cận. Nhờ khoa học công nghệ phát triển đã tạo ra những thế hệ camera HD kích thước nhỏ gọn, tính năng cao một phần giúp cho TBB dễ dàng mang theo để ghi hình đạt chất lượng và có thời lượng dài hơn.

Năm 2006, công nghệ flyingcam đầu tiên của nước ta được ứng dụng vào phim truyện: Áo lụa Hà Đông. Khi ấy, để có được một cảnh quay hoàn chỉnh và hoành tráng thì các nhà làm phim đã phải đầu tư một khoản kinh phí không nhỏ, khoảng 20.000USD. Nay chi phí ấy giảm hơn 20 lần, nhờ những “đội bay” Việt. Đam mê công nghệ, một số bạn trẻ trong Nam, ngoài Bắc đã hình thành các nhóm thiết kế cũng như các câu lạc bộ và flyingcam đã được các nhà làm phim ứng dụng trong quá trình sáng tạo hình ảnh của mình.

Nghề chơi cũng lắm công phu

Đạo diễn Tài Văn cho biết, anh  bắt đầu “chơi” flyingcam hơn một năm nay và ngay từ đầu đã bị cuốn vào thú đam mê này. Anh chịu khó học hỏi từ những người đi trước cũng như các câu lạc bộ trong nước và quốc tế, từ các thông tin qua mạng internet, tự tìm hiểu rồi nhờ chuyên gia tư vấn. Ban đầu học bay, vì sự khó khăn, phức tạp, Tài Văn nghĩ đến việc đầu tư để lắp ráp một TBB có thể bay được.

Để có được kĩ năng bay tốt, người bay phải tìm hiểu thật kĩ các thông số cũng như yếu tố kĩ thuật để có thể làm chủ được vật thể bay của mình. Chỉ rèn luyện kĩ năng bay tốt thì mới có thể cho TBB của mình bay với những hướng và góc khó mà TBB vẫn an toàn. Thời gian đầu tiếp cận, gần như ngày nào flyingcam dùng để tập bay của Tài Văn cũng bị rơi, gãy, hỏng. Có lần rơi gãy mất 3 trong tổng số 4 càng. Không vì thế mà nhụt chí, anh tự rèn luyện, học hỏi  những người chơi trước về yếu tố kĩ thuật, cũng như xử lí những tình huống xấu nên dần dần kĩ năng bay của anh đã được củng cố.

Hiện ở VTV, số lượng quay phim có thể dùng công nghệ flyingcam để ghi hình không nhiều. Lí do mà quay phim chưa mặn mà với flyingcam là bởi kinh phí cũng như sự phức tạp của thiết bị. Để có được một cú máy chuyển động như ý thì ít nhất nhóm bay phải có 2 người, một người có thể điều khiển được máy và một người điều khiển được Camera theo ý đồ. Ngoài ra, còn các yếu tố bên ngoài tác động như: thời tiết, gió, địa hình phức tạp… Tuy nhiên, cái thú vị của môn chơi này là đem lại định hướng tốt và đặc biệt là những hiệu ứng tuyệt vời về hình ảnh đang ngày càng chinh phục những người say mê khoa học công nghệ và nghệ thuật điện ảnh.

 

Theo VTV

Vẻ đẹp hùng vĩ, trùng điệp của cao nguyên đá Hà Giang đã được ghi lại thật ấn tượng qua những cảnh quay chuyển động từ trên cao trong phim tài liệu khoa học Chuyện của đá (đạo diễn Tài Văn) đã khiến tôi không khỏi tò mò khám phá bí mật đằng sau những khuôn hình độc và lạ này.

Flyingcam - nghề chơi cũng lắm công phu

Flyingcam sử dụng trong phim Việt

 

Độc - lạ với Flyingcam

Xuất thân là một quay phim nên việc sáng tạo, xây dựng nên những hình ảnh đẹp phục vụ ý tưởng các bộ phim là điều mà đạo diễn Tài Văn luôn nung nấu, trăn trở. Hai tập phim về kiến tạo địa mạo của cao nguyên đá Đồng Văn - Chuyện của đá là một đề tài khó, hình ảnh dễ bị khô khan nên đạo diễn Tài Văn đã áp dụng thiết bị flyingcam để mang lại hiệu ứng tuyệt vời về mặt hình ảnh.

Đó là những cú máy trượt trên cao, từ các cụm núi rồi bay sang thung lũng núi đôi Quản Bạ, cho người xem thấy được sự trùng điệp, nhấp nhô của đá. Tuyệt hơn là những cú máy trượt dọc theo sông Miện rồi vút lên cao, hai bên là vách núi đá. Hay cảnh flyingcam vút qua các mảng kiến tạo đá rồi bay ra toàn cảnh dòng Nho Quế như sợi chỉ xa xa... Đầu tháng 12/2013, 2 tập phim đã được phát sóng trong chuyên mục Những mảnh ghép của cuộc sống trên VTV2, người xem không khỏi trầm trồ trước hình ảnh cao nguyên đá được quay từ trên cao, mềm mại uyển chuyển, đẹp mắt.

Vậy flyingcam là gì? Đó là một thiết bị bay có gắn camera ghi hình, gồm hai phần: thiết bị bay và camera. Trong đó, thiết bị bay (TBB) là thiết bị dùng để nâng và di chuyển mang camera hay những thiết bị khác đến những địa điểm cao (tầm 200 mét so với mặt đất) hoặc địa hình phức tạp, hiểm trở mà con người không có điều kiện để tiếp cận. Nhờ khoa học công nghệ phát triển đã tạo ra những thế hệ camera HD kích thước nhỏ gọn, tính năng cao một phần giúp cho TBB dễ dàng mang theo để ghi hình đạt chất lượng và có thời lượng dài hơn.

Năm 2006, công nghệ flyingcam đầu tiên của nước ta được ứng dụng vào phim truyện: Áo lụa Hà Đông. Khi ấy, để có được một cảnh quay hoàn chỉnh và hoành tráng thì các nhà làm phim đã phải đầu tư một khoản kinh phí không nhỏ, khoảng 20.000USD. Nay chi phí ấy giảm hơn 20 lần, nhờ những “đội bay” Việt. Đam mê công nghệ, một số bạn trẻ trong Nam, ngoài Bắc đã hình thành các nhóm thiết kế cũng như các câu lạc bộ và flyingcam đã được các nhà làm phim ứng dụng trong quá trình sáng tạo hình ảnh của mình.

Nghề chơi cũng lắm công phu

Đạo diễn Tài Văn cho biết, anh  bắt đầu “chơi” flyingcam hơn một năm nay và ngay từ đầu đã bị cuốn vào thú đam mê này. Anh chịu khó học hỏi từ những người đi trước cũng như các câu lạc bộ trong nước và quốc tế, từ các thông tin qua mạng internet, tự tìm hiểu rồi nhờ chuyên gia tư vấn. Ban đầu học bay, vì sự khó khăn, phức tạp, Tài Văn nghĩ đến việc đầu tư để lắp ráp một TBB có thể bay được.

Để có được kĩ năng bay tốt, người bay phải tìm hiểu thật kĩ các thông số cũng như yếu tố kĩ thuật để có thể làm chủ được vật thể bay của mình. Chỉ rèn luyện kĩ năng bay tốt thì mới có thể cho TBB của mình bay với những hướng và góc khó mà TBB vẫn an toàn. Thời gian đầu tiếp cận, gần như ngày nào flyingcam dùng để tập bay của Tài Văn cũng bị rơi, gãy, hỏng. Có lần rơi gãy mất 3 trong tổng số 4 càng. Không vì thế mà nhụt chí, anh tự rèn luyện, học hỏi  những người chơi trước về yếu tố kĩ thuật, cũng như xử lí những tình huống xấu nên dần dần kĩ năng bay của anh đã được củng cố.

Hiện ở VTV, số lượng quay phim có thể dùng công nghệ flyingcam để ghi hình không nhiều. Lí do mà quay phim chưa mặn mà với flyingcam là bởi kinh phí cũng như sự phức tạp của thiết bị. Để có được một cú máy chuyển động như ý thì ít nhất nhóm bay phải có 2 người, một người có thể điều khiển được máy và một người điều khiển được Camera theo ý đồ. Ngoài ra, còn các yếu tố bên ngoài tác động như: thời tiết, gió, địa hình phức tạp… Tuy nhiên, cái thú vị của môn chơi này là đem lại định hướng tốt và đặc biệt là những hiệu ứng tuyệt vời về hình ảnh đang ngày càng chinh phục những người say mê khoa học công nghệ và nghệ thuật điện ảnh.

Flyingcam - nghề chơi cũng lắm công  phu!

 

- See more at: http://vtv.vn/Truyen-hinh/Flyingcam-nghe-choi-cung-lam-cong-phu/100399.vtv#sthash.eKRH1ecG.dpuf
Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo