"Lạnh sống lưng" với quy trình phẫu thuật kéo dài chân

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận
Cùng xem quá trình phẫu thuật kéo dài xương chân có thể khiến bạn lạnh sống lưng.
 

Phẫu thuật thẩm mỹ hiện là một dịch vụ phát triển rất nhanh trên toàn thế giới, do con người chúng ta luôn có những điểm không hài lòng về bản thân mình. Ngoài ra, phẫu thuật thẩm mỹ cũng là con đường nhanh nhất đưa bạn từ một chú vịt xấu xí trở thành thiên nga xinh đẹp.

Một trong số những loại hình phẫu thuật được nhiều người tìm đến là phương pháp kéo dài chân. Đây là một xu hướng khá hot trên thế giới bởi chiều cao là một lợi thế không nhỏ trong xã hội, đem lại lợi thế về ngoại hình, công việc và cả sự tự tin.

Tuy nhiên, quy trình phẫu thuật kéo dài chân này như thế nào? Hãy cùng xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn công nghệ mà ngành thẩm mỹ sử dụng nhằm tạo cho con người đôi chân dài như mong muốn.

 
Quy trình kéo dài chân
 
Phương pháp phẫu thuật kéo dài chân có tên tiếng Anh là Limb Lenghtening Surgery. Đây là loại phẫu thuật tăng chiều cao cho một người đã qua giai đoạn phát triển bình thường bằng việc các kỹ thuật phù hợp.
 
Để đôi chân được kéo dài thêm vài phân, khách hàng sẽ phải trải qua 3 giai đoạn, đó là mổ trực tiếp, giai đoạn kéo dài và giai đoạn hồi phục.
 
Đầu tiên trong bước mổ trực tiếp, các bác sĩ sẽ chọn phần xương chân cần được kéo dài, thường là xương ống chân và đục gãy để tách xương làm hai. Chính các mối gãy này sẽ là nơi để chân của chúng ta được kéo dài.
 
Xương chân sẽ được đập gãy, sau đó cố định bằng các đinh vít.

 
 
 
Hình ảnh mang tính chất ghê rợn, các bạn cân nhắc trước khi xem.
 
Sau khi làm gãy, hai phần xương chân được nối với nhau bằng một khung thép có thể thay đổi chiều dài. Bộ khung này sẽ bao bên ngoài chân, được bắt vít vào xương để cố định và tác động lực kéo để tăng chiều dài của xương.
 

Công đoạn mổ này chỉ tốn khoảng vài giờ, nhưng quá trình kéo dài xương chân tiếp theo sẽ tốn thời gian hơn. Để chân có thể tăng thêm vài cm có thể cần đến 2 - 3 tháng, và đây cũng là thời gian mà bệnh nhận cảm thấy đau đớn nhất.
 


Bộ khung được bắt vít vào xương, khiến bệnh nhân phải chịu cảm giác đau đớn trong một khoảng thời gian khá dài
 
 
Theo đó, khi xương bắt đầu lành, bộ khung gắn vào chân sẽ được điều chỉnh tăng chiều dài để kéo xương giãn ra nhằm bắt các tế bào xương mới tiếp tục phát triển lấp đầy vào khoảng trống. Tuy nhiên, tốc độ kéo giãn của xương rất chậm, chỉ 1mm mỗi ngày.
 

Lí do của việc kéo 1mm/ngày chứ không ít hoặc nhiều hơn là bởi đây là tốc độ phù hợp nhất với sự phát triển của tế bào xương. 

Nếu kéo giãn nhiều hơn, tế bào mới sẽ không kịp hình thành để lấp vào khoảng trống, còn ít hơn thì phần xương gãy sẽ lành hoàn toàn và cứng lại, không thể tiếp tục kéo giãn. Tức là nếu như muốn tiếp tục cao thêm, người bệnh chỉ còn cách... đập đi làm lại mà thôi.

Trong quá trình xương chân được kéo dài thì đồng thời các tế bào da, cơ bắp, gân, mạch máu cũng sẽ tự động được sản sinh thêm để bổ sung vào phần chiều dài mới.

 

 
Tại giai đoạn kéo dài xương, bác sĩ chỉ kê đơn rất hạn chế các loại thuốc giảm đau bởi chúng có thể gây ức chế cho sự phát triển xương. Chính vì vậy, người bệnh sẽ thực sự phải chịu đựng những cơn đau "thấu tận thịt xương” theo đúng nghĩa đen.
 

Giai đoạn kéo dài xương là giai đoạn đau đớn nhất


Khi chân đã đạt đến chiều dài mong muốn, bệnh nhân sẽ bước vào quá trình hồi phục. Quá trình này mất thêm 4-6 tháng để cho xương được cố định và lành hoàn toàn. Trong thời gian hồi phục, bệnh nhân không được hoạt động mạnh và phải chống nạng để tránh bị chấn thương.

Chưa hết, đến khi kết thúc quá trình, thiết bị gắn vào chân sẽ được gỡ bỏ và xem như việc tăng chiều cao đã hoàn thành. Tất nhiên, quá trình tháo gỡ đinh vít cũng không hề dễ chịu.


Và những hệ quả có thể xảy đến khi "kéo chân"

Dù biết sẽ phải chịu nhiều đau đớn, nhưng không ít người vẫn sẵn sàng chịu đựng nhằm có được một chiều cao lý tưởng. 
 
Tuy nhiên, khoản tiền họ phải bỏ ra không hề nhỏ, lên tới 85.000 USD (khoảng 1,9 tỉ đồng) cho riêng việc phẫu thuật. Bên cạnh đó, họ còn phải chịu khá nhiều chi phí phát sinh trong cuộc sống vì phải hạn chế vận động trong ít nhất là một năm.

 


Có nhiều trường hợp phải chịu di chứng không mong muốn từ quá trình này
 

Nhưng bên cạnh chi phí khổng lồ, các bệnh nhân phải chịu rủi ro "chân thấp chân cao" do xương chân phát triển không đồng đều. 

Ngoài ra, điều đáng ngại nhất là loại phẫu thuật này có thể để lại các di chứng như nhiễm trùng, viêm tủy xương, xương giòn, tổn thương dây thần kinh và mạch máu, thậm chí có trường hợp bị bại liệt, mất khả năng đi lại.

Do đó, nếu không phải vì lí do dị tật bẩm sinh mà chỉ muốn tăng chiều cao để được đẹp hơn thì bạn thật sự nên cân nhắc thật kĩ trước khi nhờ cậy đến phẫu thuật thẩm mỹ.

 

Theo Kênh 14

Mời bạn xem thêm:

Hết hồn ca phẫu thuật nối tay vào chân của một người đàn ông
Tiết lộ về sự đau đớn khủng khiếp của việc phẫu thuật thẩm mỹ
Hình ảnh đáng sợ của á hậu sắp mất chân vì phẫu thuật độn vòng ba

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo