Một mạng xã hội cần gì để thành công?

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Từ kinh nghiệm của Friendster cho đến Facebook, sau đây là những điều mà mạng xã hội (MXH)  "nên" và "không nên" làm để tạo dựng nên cho mình một thành công nhất định khi phát triển và ra mắt một mạng xã hội nào đó, đặc biệt là thời điểm MXH đang phổ biến như bây giờ.

Bạn đã nghe đến Pownce? Hoặc Jaiku? Hoặc một cái gì đó đã từng rất phổ biến ở Việt Nam có tên là Yahoo 360? Nếu bạn không biết về chúng, chẳng có vấn đề gì cả. Không phải chỉ có một mình bạn không biết nó đâu! Đây chỉ là một vài trong số nhiều mạng xã hội (MXH) mà nhiều người đã "đến" và "đi" - tức là đã từng sử dụng nó và bây giờ hầu như không còn động vào nữa, hầu hết chúng biến mất thông qua một thương vụ mua lại hoặc do không có nhiều thành viên sử dụng và không nhận được nhiều sự ủng hộ.

Thật ngạc nhiên, khi bạn nghĩ đến về số lượng các MXH được giới thiệu trong nhiều năm qua và một số ít còn lại. Bây giờ thì chỉ còn rất ít các MXH đạt được một thành công nhất định và còn nhiều người truy cập nó mỗi ngày, cụ thể là: Facebook, Twitter, và ở một mức độ nhất định - Google+, ngay cả khi một MXH mới toanh vừa mới ra mắt vào đầu tháng này - Ello. Một số MXH đã từng một thời rất thành công nhưng bây giờ thì không còn nhận được sự ủng hộ từ người dùng nữa, điển hình nhất là Myspace và Friendster.

Myspace bây giờ đã trở thành một MXH có nội dung toàn là âm nhạc, trong khi Friendster đang mô tả chính nó như là một MXH game, mặc dù Friendster mới chính là nguồn gốc cho trào lưu MXH mà bây giờ Facebook đang là kẻ thống trị trên toàn thế giới.

Vì vậy, các nhà phát triển MXH nên làm gì để có thể tạo dựng cho mình một thương hiệu tốt khi trào lưu MXH đang bùng nổ như thời điểm hiện tại? Hãy cùng nhau xem xét những bài học kinh nghiệm từ các MXH trong quá khứ và hiện tại để xem chúng ta có nhìn thấy được một "luồng gió mới" trên Internet trong thời gian sắp tới hay không qua những chia sẻ dưới đây:

1. Đừng nên quá khó khăn

Giống như bất kỳ các trang web khác, MXH cần phải dễ dàng để sử dụng, tuy nhiên có vẻ như không phải ai cũng quan tâm đến triết lý này. VÍ dụ như Myspace đã trở thành một cơn ác mộng đối với người dùng vì giao diện và cách thức sử dụng quá khó khăn và cồng kềnh, chỉ tính riêng một trang cá nhân của một người dùng mà đã có hàng tá các tùy chỉnh và những đoạn mã khác nhau được nhúng vào đã trở thành một mớ hỗn độn để điều hướng. Thậm chí Myspace còn giới thiệu một phiên bản "Lite" nhằm giải thiểu tình trạng trên.

Yahoo 360 cũng đã từng bị chỉ trích giống như vậy. Phần thiết lập của Facebook cũng không phải là quá dễ dàng để sử dụng nếu bạn là người mới sử dụng Facebook, tuy nhiên bây giờ hình như họ đã quên đi sự phức tạp ấy và chú trọng vào việc tìm hiểu những thiết lập trên Facebook. Tuy nhiên, Ello đã làm rất tốt điều đó với một giao diện cực ký sạch sẽ, sáng sủa và đặc biệt là không hề có quảng cáo, đúng như những gì mà Ello đã nói khi ra mắt "MXH không quảng cáo".

2. Đừng níu kéo, giữ lấy thời gian

Có lẽ một trong những bài học quan trọng nhất khi nói đến những ý tưởng bất chợt trong đầu, đặc biệt là sự sẵn sàng và khả năng luôn thay đổi. Như là hiển nhiên đối với các trang web như Myspace, Friendster và Orkut, đã không theo kịp với sự cạnh tranh khốc liệt.

Trong khi Facebook lại dễ dàng để thích nghi bằng cách xây dựng News Feed, Facebook còn cho phép các nhà phát triển bên thứ ba tạo ra các app cho riêng mình và luôn tinh chỉnh, cập nhật trang web của mình liên tục, Myspace là một trang với nội dung lộng lẫy và là một trang tin tức nổi tiếng. Friendster thì bị tụt hạng bởi sự không ổn định và đôi lúc bị trì trệ. Facebook và Twitter của bây giờ có vẻ như đã lưu tâm hơn để không lặp lại những sai lầm của người tiền nhiệm đã đi trước, với tinh thần luôn thử nghiệm và sẵn sàng cho một điều mới mẻ.

3. Đừng giống những MXH khác

Một trong những vấn đề với rất nhiều MXH hiện nay mắc phải là: đa số các MXH đều na ná, y chang nhau sau một thời gian. Đó là lý do vì sao chúng không thành công. Điển hình như là Jaiku và Pownce, chúng quá giống với Twitter, mặc dù cả 2 đều cung cấp những tính năng độc đáo mà Twitter không có. Nhưng chính vẻ bề ngoài quá giống Twitter của nó đã làm nhiều người nhàm chán, không muốn dùng các tính năng độc đáo bên trong của nó.

Google+, mặc dù không hoàn toàn hoàn hảo, nhưng đã có một sự khác biệt so với các MXH khác, như là "vòng kết nối" cùng với hệ thống chia sẻ hình ảnh mạnh mẽ hơn so với các đối thủ.

4. Quan tâm đến tính bảo mật

Bảo mật chính là yếu tố quan trọng nhất mà một MXH cần phải có. Tuy nhiên, đây lại là một mối quan tâm mà cả những "ông lớn MXH" đã vấp phải, đặc biệt là Facebook. Phần thiết lập bảo mật của trang MXH rộng nhất thế giới khá phức tạp, và Facebook cũng đã phải đối mặt với nhiều tranh cãi trong quá khứ bằng việc thu thập thông tin trái phép trên một số người dùng và công bố các hoạt động của những người đó cho một trang web từ bên thứ ba.

Trong khi Facebook đang cố gắng để quản lý và hạn chế các trường hợp trên xảy ra, thì một số trang web khác trong quá khứ cũng đã như vậy, nhưng chúng lại không may mắn như Facebook. Ví dụ như Google Buzz, đã bị chỉ trích ngay lập tức bằng việc kết hợp MXH của mình với tài khoản email cá nhân của người sử dụng, có nghĩa rằng mọi người có thể nhìn thấy những người mà bạn thường gửi email cho họ thường xuyên nhất. Đó không phải lý do duy nhất khiến cho Google Buzz thất bại, tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng việc ấy không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho người dùng cả.

5. Đừng quên tính cộng đồng

Một MXH sẽ không phải là một MXH đích thực nếu không có ai sử dụng. Vì thế, các trang MXH phải lôi kéo và giữ chân người dùng của họ càng nhiều càng tốt, tất nhiên họ cũng phải có một cái gì đó để xoa dịu người dùng khi họ bức xúc. Gần đây nhất, một thông tin mà đã làm rất nhiều người dùng Facebook bức xúc đó là chính sách sử dụng tên thật mà Facebook đưa ra, tưởng rằng người dùng sẽ hài lòng và tuân theo chính sách trên, nhưng kết quả thì lại trái ngược hoàn toàn.

Điều này đã khiến những người nổi tiếng – sử dụng nghệ danh trên Facebook của họ, những người đồng tính hoặc đơn giản hơn là không muốn sử dụng tên thật của mình, cực kỳ phẫn nộ và dọa sẽ "bỏ" nếu Facebook không loại bỏ chính sách trên. Cuối cùng thì Facebook cũng phải lắng nghe và cho phép người dùng sử dụng tên giả của mình nếu thích.

Tất nhiên, đây chỉ là một vài ý kiến mà trang tin Engadget đưa ra để giúp các mạng MXH trở nên tốt đẹp và thu hút được nhiều người dùng hơn, cũng như là kinh nghiệm cho những MXH mới ra mắt gần đây và có thể sẽ ra mắt trong thời gian sắp tới.

Theo Engadget

Mời bạn xem thêm:

Ngân hàng sẽ dùng mạng xã hội Twitter để... gửi tiền

Cần 9000 USD để gia nhập "mạng xã hội cho người giàu"

4 mạng xã hội thế chỗ nếu Facebook "sập tiệm"

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo