Người dùng đã quá 'dễ dãi' trên Internet

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Ít người dùng Internet biết rằng các thói quen như sử dụng kết nối Wi-Fi công cộng, gửi thông tin cá nhân hay "sống ảo" trên mạng xã hội... sẽ khiến dữ liệu cá nhân bị phát tán.
 

Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết chúng ta đã quá quen với việc công khai thông tin cá nhân trên Internet. Từ tự do trao đổi email tới việc tham gia mạng xã hội hay truy cập những trang web đen bất chấp những cảnh báo về virus và các mối nguy tiềm tàng.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng những hành động tưởng chừng như vô hại ấy có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu bị tội phạm mạng sử dụng. Nếu sơ sẩy để tin tặc xâm nhập vào thiết bị cá nhân bằng phần mềm độc hại, các dữ liệu bí mật của người dùng có thể bị công khai, thậm chí bị sử dụng với mục đích xấu, thực hiện hành vi tội phạm.

Vậy người dùng phải làm gì để tự bảo vệ bản thân trong thời đại số? Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia an ninh về những hành vi nên tránh nếu không muốn bị kẻ xấu lợi dụng.

1. Sử dụng Wi-Fi công cộng

Bản thân mạng Wi-Fi đã ẩn chứa những mối nguy hiểm tiềm tàng. Bởi bất cứ ai, thiết bị nào cũng có thể truy cập cùng lúc. Chỉ cần chúng ta gửi hoặc nhận thông tin thông qua kết nối Wi-Fi công cộng, chúng đều có nguy cơ bị kiểm soát bởi bên thứ ba.

Vì vậy, cần hạn chế tối đa việc dùng Wi-Fi công cộng ở những nơi đông người. Chỉ sử dụng để đáp ứng nhu cầu giải trí cơ bản như chơi game, nghe nhạc. Nếu phải truy cập những trang web yêu cầu cung cấp mật khẩu cá nhân hoặc sử dụng email công việc thì phương án tối ưu là sử dụng dữ liệu mạng di động.

2. Gửi thông tin cá nhân qua email

Email là một trong những phương thức truyền tin phổ biến nhất trong hơn hai thập kỷ qua dù phải cạnh tranh gay gắt với các ứng dụng nhắn tin OTT, tin nhắn văn bản, đa phương tiện... Mọi người thường lựa chọn email vì sự tiện lợi và chuyên nghiệp khi muốn  trao đổi về công việc cũng như những bí mật riêng tư mà không lường trước được hậu quả sau này.

Bởi trao đổi thông tin là sự kết hợp của hành động gửi và nhận. Điều này đòi hỏi kết nối mạng an toàn đến từ hai phía. Dó đó, để cẩn thận, các chuyên gia khuyên người dùng không nên tiết lộ bất cứ thông tin bí mật nào qua email nếu không muốn nó bị rò rỉ ra ngoài.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng dịch vụ email từ những hãng bảo mật uy tín nếu thật cần thiết.

3. Chăm chỉ “sống ảo” trên mạng xã hội

Từ khi ra mắt, mạng xã hội đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, nếu không thiết lập cài đặt riêng tư một cách hợp lý, những thông tin mà bạn công khai có thể bị để ý bởi kẻ xấu. Từng có trường hợp vì vô tình để lộ địa chỉ nơi ở mà người dùng bị trộm đột nhập và tấn công vào ban đêm.

Chưa kể, những bức ảnh hoặc nội dung chia sẻ trong quá khứ có thể gây ra ảnh hưởng, tác động không tốt tới công việc, sự nghiệp trong tương lai. 

Vì thế, mỗi khi muốn đăng tải bất kỳ điều gì lên trang cá nhân, người dùng cần cân nhắc kỹ nội dung, cũng như những đối tượng hướng tới. Luôn kiểm tra cài đặt bảo mật và sẵn sàng đối phó với những tình huống không mong muốn. 

4. Điền vào các mẫu đơn trực tuyến

Hầu hết các trang web ngày nay đều yêu cầu người dùng cung cấp những thông tin cá nhân cơ bản như tên, tuổi, giới tính…thậm chí là địa chỉ email để giành quyền đăng nhập. Phần lớn chúng đều an toàn, song một vài trong số đó có thể là chiêu trò nhằm phục vụ cho mục đích quảng cáo sau này.

Cần hết sức cành giác với các trang web chúng ta đang đùng, đọc kỹ các Điều khoản về quyền riêng tư trước khi nhấn nút Đăng ký. 

5. Sử dụng mật khẩu đơn giản và lặp đi lặp lại

Có quá nhiều điều cần phải ghi nhớ trong cuộc sống hiện đại, vì vậy, người dùng có xu hướng đặt mật khẩu đơn giản, dễ nhớ và áp dụng nhiều lần. Tuy nhiên, trình độ của tin tặc ngày càng cao và khó lường, những mật khẩu dễ đoán có thể trở thành miếng mồi ngon cho chúng.

Để tự bảo vệ mình hãy thiết lập mật khẩu với độ phức tạp cao, sử dụng kết hợp cả chữ hoa, chữ thường, số, và các ký hiệu. Mỗi trang web nên có một mật khẩu riêng. Ngoài ra, chúng ta nên thay đổi mật khẩu định kỳ 3 tháng 1 lần.

6. Bỏ qua bước ra soát chính sách bảo mật

Mỗi nhà phát triển web đều có chính sách bảo mật khác nhau phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia và vùng lãnh thổ. Hầu hết người dùng không bao giờ đọc bản chính sách này. Họ không biết rằng rất có thể mình vừa đồng ý với nhà phát triển về những điều khoản bất lợi đã được cẩn thận gài gắm từ trước.

Hãy tạo thói quen rà soát các điều khoản nhạy cảm, thậm chí chỉ cần đọc lướt qua chính sách bảo mật trước khi nhấn nút đồng ý.

 

Theo Zing 

Mời bạn xem thêm:

Cách dùng Google Maps ở nơi không có Internet
Cha mẹ đừng để mất con vì chứng nghiện internet
Ông Obama được bảo vệ trên Internet ra sao?

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo