Nếu giờ không thí nghiệm trên động vật, liệu cuộc sống con người sẽ ra sao? Liệu con người còn giữ được đạo đức khi cái chết do bệnh dịch luôn cận kề?
Sự lập lờ gây tranh cãi
Với tốc độ lan truyền thông tin như ngày nay, các kết quả thực nghiệm y học được tiếp cận với công chúng chỉ trong nháy mắt. Thế nhưng, thông tin đề cập đa phần chỉ là kết quả nghiên cứu cuối cùng. Như một điều luật bất thành văn, những thử nghiệm tiến hành trước đó trên động vật sẽ không được phép nhắc đến.
Chính sự lập lờ đã khiến cho công chúng càng thêm phẫn nộ.
Liệu không thí nghiệm trên động vật có đúng với đạo đức
Theo thống kê, mỗi năm Mỹ, châu Âu và Úc đã sử dụng tới 60.000 con khi để thí nghiệm. Phần lớn được dùng để tìm hiểu quá trình bệnh cũng như tìm ra phương pháp điều trị cho những bệnh truyền nhiễm hay nan y như sốt rét, HIV, Ebola, Zika...
Thí nghiệm trên loài linh trưởng.
Đúng là số lượng khỉ hi sinh cho khoa học là rất lớn. Tuy nhiên, nếu không có chúng, con người sẽ ra sao? Vào những năm 1950, 100.000 chú khỉ đã được sử dụng để tìm ra vaccine ngừa bại liệt. Biết bao nhiêu trẻ em trên thế giới nói riêng và cả nhân loại nói chung đã phải cảm ơn khoa học vì điều đó.
Nhờ thí nghiệm trên động vật đã giúp con người ngừa được nhiều bệnh.
Hiện tại, vaccine vẫn là sự lựa chọn tối ưu nhất để có thể ngăn ngừa một dịch bệnh. Một lần nữa, để biết vaccine có hiệu qủa hay không, chúng ta cần phải dùng loài linh trưởng vì chúng gần như tương đồng với loài người.
Quay lại với câu hỏi đạo đức, liệu bạn có chấp nhận sử dụng vài trăm chú khỉ để thí nghiệm, hay là để cho hàng ngàn người chết vì bệnh tật? Hầu hết chúng ta chỉ thấy các khẩu hiệu chống lại việc thí nghiệm động vật linh trưởng, thế nhưng ít ai có thể phân biệt giữa khỉ và vượn.
Vượn có liên hệ gần gũi với con người hơn và nhận thức cũng tinh vi hơn khỉ. Vì vậy, trong khoa học cũng ra bộ luật không được phép thí nghiệm khỉ hình người dưới bất kì hình thức nào, dù ở bất kì nơi đâu.
Trong khoa học cũng ra bộ luật không được phép thí nghiệm khỉ hình người dưới bất kì hình thức nào.
Liệu chúng ta có đang hoang phí một lượng lớn động vật
Với sự phát triển vượt bậc của mô hình máy tính, kỹ thuật trong ống nghiệm, việc thí nghiệm trên động vật hoàn toàn có thể thay thế. Tuy nhiên, liệu mô hình máy tính có thể mô phỏng chính xác 100% cơ thể con người. Ngoài ra, mô hình máy tính chỉ có thể xây dựng trên dữ liệu thực tế.
Máy tính không thể nào đáp ứng cho khoa học một kết quả chính xác như trên cơ thể động vật.
Thế nhưng, không phải vì thế mà cứ vô tội vạ bắt động vật để nghiên cứu. Việc chọn động vật thí nghiệm cũng không tiến hành bừa bãi mà được xem xét kỹ lưỡng bởi các nhà điều tra, cơ quan tài trợ, cũng như ủy ban đạo đức từ cả hai khía cạnh khoa học và đạo đức. Đó là lý do tại sao động vật linh trưởng không phải người chỉ chiếm một tỉ lệ phần trăm nhỏ trong tất cả động vật sử dụng để nghiên cứu.
Bên cạnh đó, chúng ta còn phải công nhận những “đóng góp” của chúng cho lịch sử y tế hiện nay bằng một số hoạt động như gây quỹ để bảo vệ, hoặc công khai công nhận “công lao” của chúng trong các buổi họp báo về thí nghiệm y tế...
Theo Yan
Mời bạn xem thêm:
Thí nghiệm thú vị giữa trứng và giấm khiến bạn bất ngờ
Câu chuyện đằng sau thí nghiệm tâm lý "vô nhân tính" nhất trong lịch sử
Những thí nghiệm kỳ thú mà bất cứ ai cũng có thể làm được