Bạn có tin, chỉ ngồi không thôi nhưng bạn cũng có thể gặp họa bất cứ lúc nào? Lý do là bởi Trái đất này của chúng ta thực ra không yên ổn một chút nào.
Bạn có bao giờ cho rằng, Trái đất bình yên các bạn đang sống thực sự nguy hiểm. Sự nguy hiểm này đến từ rất nhiều thứ và thậm chí có khi bạn không làm gì cũng có thể gặp họa. Những bức ảnh dưới đây sẽ giúp bạn thấy rõ điều này.
1. Trọng lực đủ "bẻ gãy" khối đá nặng 5 ngàn tấn
Đầu tiên là trọng lực - thứ giúp chúng ta đứng vững trên mặt đất. Tuy nhiên, lực hấp dẫn của Trái đất này cũng là nguyên nhân khiến những tảng đá khổng lồ đột nhiên từ trên trời rơi xuống như bức hình dưới đây.
Một vụ sạt lở đá tại Thụy Sĩ. Tảng đá "từ trên trời rơi xuống" này nặng khoảng 5 ngàn tấn
Sạt lở đá là hiện tượng diễn ra rất thường xuyên. Qua thời gian, tác động từ gió, mưa khiến các kẽ nứt trên đá lan rộng, và rồi trọng lực khiến chúng rơi xuống.
Đó chính là lý do khiến việc di chuyển xung quanh khu vực núi cao tương đối nguy hiểm. Tuy nhiên, ngay cả những ngôi nhà gần núi cũng có thể gặp tai họa.
Tảng đá lăn từ trên núi sẽ đạt vận tốc đủ lớn để phá hủy cả một cơ ngơi khổng lồ
2. "Sức mạnh" của núi lửa có thể vươn ra đến cả ngoài vũ trụ
Trong núi lửa có dung nham - điều này ai cũng biết. Núi lửa phun trào cũng luôn là một hiện tượng đặc biệt thu hút đối với các nhà khoa học trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu dung nham tràn vào... cửa sau nhà bạn thì lại là chuyện khác. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra tại đảo Hawaii (Mỹ). Đây là nơi có một trong những dãy núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới, do đó thi thoảng hiện tượng này lại xảy ra.
Núi lửa phun đôi lúc có thể tạo nên một hiện tượng tuyệt đẹp, nhưng cũng không kém phần đáng sợ: Sét trong núi lửa.
Và chưa hết, núi lửa phun đôi khi mạnh đến nỗi tạo ra được một cột khói khổng lồ, có thể quan sát được ngay cả ở trên vũ trụ.Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa xác nhận chính xác nhưng nhiều ý kiến cho rằng, các phân tử tro bụi trong quá trình phun trào đã được tích điện rất mạnh - là nguyên nhân gây nên hiện tượng ngoạn mục này.
Núi lửa Sarychev (Nhật Bản) phun trào vào năm 2009. Bức hình chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế ISS.
3. Chỉ cần động đất rung rinh là sóng thần ập tới
Ngay cả khi đang yên vị trên mặt đất, chưa chắc bạn đã được yên ổn. Nguyên nhân là bởi bên trong lòng Trái đất, các mảng kiến tạo vẫn tích cực hoạt động và có thể tạo ra động đất bất kỳ lúc nào.
Những tòa nhà chọc trời tại Nhật Bản "rùng mình" dữ dội vì trận động đất mạnh 9 độ richter năm 2011
Động đất nếu đủ mạnh cũng sẽ kéo theo một thảm họa khủng khiếp không kém: Sóng thần.
Sóng thần khổng lồ tại Nhật vào năm 2011. Theo các báo cáo, nguyên nhân là do các mảng kiến tạo dưới đáy đại dương đột nhiên chuyển động, khiến một lượng nước khổng lồ bị đẩy lên, gây ra thảm họa sóng thần.
Nhìn từ trong xe ô tô, thảm họa này còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần
4. Mưa to gió lớn - "bạn thân" với sạt lở đất
Mưa nhiều gây ra lũ lụt - là một thảm họa rất nguy hiểm. Nhưng không tính đến lũ lụt, mưa nhiều còn gây nên một hiện tượng khác: mudslide - sạt lở đất.
Hiện tượng này xảy ra khi có quá nhiều mưa tập trung tại một khu vực có độ dốc vừa phải. Lượng nước kết hợp cùng bùn đất tạo thành một dòng chảy có tốc độ tàn phá khủng khiếp.
Trong lớp bùn thường có đất sét, tạo độ trơn giúp dòng chảy trượt đi với tốc độ nhanh hơn.
Theo Yan
Mời bạn xem thêm:
Những sự thật đáng kinh ngạc nhất về vàng
15 sự thật đắng lòng đằng sau những bức ảnh quảng cáo hoàn mỹ
Sự thật đằng sau những chiếc pin điện thoại khiến bạn giật mình