Thế hệ kỹ thuật số đã ra đời: Biết dùng đồ điện tử trước cả biết đọc

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Thế hệ kỹ thuật số đã ra đời: Biết dùng đồ điện tử trước cả biết đọc

Được thực hiện bởi tổ chức vì gia đình Common Sense Media, nghiên cứu cho thấy 38% trẻ dưới hai tuổi tại Mỹ đã từng sử dụng thiết bị di động để chơi trò chơi, xem video hoặc các mục đích giải trí khác. Năm 2011, tỷ lệ này chỉ là 10%. Đối với độ tuổi từ tám trở xuống, có tới 72% trẻ dùng smartphone, máy tính bảng hoặc thiết bị tương tự.

Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Common Sense Media, Jim Steyer nhận định: “Đây là dấu hiệu chắc chắn chỉ ra thế hệ kỹ thuật số đã xuất hiện”.

Theo nghiên cứu, việc sử dụng thiết bị di động trong trẻ nhỏ đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt so với các hình thức khác. Tỷ lệ xem tivi vẫn vững vàng với 66% trẻ dưới hai tuổi xem trong cả năm 2011 và 2013. Tỷ lệ dùng máy tính tăng từ 4% năm 2011 lên 10% năm 2013 nhưng tỷ lệ xem đĩa DVD giảm mạnh từ 52% xuống 46% trong hai năm.

Không chỉ sử dụng, trẻ em còn tiêu tốn khá nhiều thời gian vào chúng. Lượng thời gian dùng những thiết bị này đã tăng gấp ba lần: Năm 2013, trẻ dưới chín tuổi trung bình bỏ 15 phút cho thiết bị di động, tăng từ năm phút mỗi ngày của năm 2011. Có một sự thay đổi cơ bản trong cách trẻ em đón nhận các nội dung giải trí, dù chưa nói sõi, chúng vẫn có thể bước đến trước màn hình tivi hoặc vuốt ngón tay trên iPhone, iPad.

Việc tiếp cận và sử dụng thiết bị di động của trẻ tồn tại cả ưu và nhượng điểm. Máy tính bảng là công cụ hỗ trợ giáo dục khá tốt nhưng nếu bị lạm dụng hoặc phục vụ như người trông trẻ “ảo”, chúng sẽ làm tổn hại tới sự phát triển của trẻ.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên để trẻ dưới hai tuổi tiếp xúc với màn hình điện tử. Tuy nhiên, Steyer tin rằng nếu dùng “đủ liều”, kiểm soát cả thời gian lẫn nội dung, thiết bị có thể sử dụng vào mục đích giáo dục.

Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh khi thiết bị di động ngày càng phổ biến với trẻ em, các công ty phải tạo ra công nghệ “có giá trị và đạo đức”, có tính giáo dục và tôn trọng sự riêng tư của gia đình. Theo ông, xu hướng này là cơ hội lớn cho ngành công nghệ và tác động sâu sắc tới trẻ em, gia đình. Mọi thứ cần được xử lý một cách khôn ngoan.

Theo Trí Thức Trẻ

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo