Viettel chậm chân, Viber bán mình cho Rakuten với giá 900 triệu USD

Anh Minh   Anh Minh
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Rakuten cho biết hãng muốn mua Viber để phát triển vào mảng liên lạc. Các dịch vụ mà Rakuten cung cấp hiện nay trải rộng từ máy đọc sách (e-reader), dịch vụ tài chính, đội bóng rổ và hãng này cũng vừa mua một ông bầu ngành giải trí là Masahiro Tanaka.

Viber bán mình cho Rakuten với giá 900 triệu USD


Rakuten kiếm được 3,9 tỷ USD trong năm qua với các ngành kinh doanh chính: gian hàng trực tuyến với sự tham gia của hàng chục ngàn nhà cung cấp, dịch vụ đặt chỗ du lịch trên web và ngân hàng điện tử. Nhưng hầu hết lợi nhuận mà hãng kiếm được lại dựa vào dịch vụ và nhân viên ở Nhật Bản, nơi hãng đang phải cạnh tranh với các đối thủ lớn như Amazon hay Yahoo Japan.


http://cafef.vcmedia.vn/zoom/660_360/Images/Uploaded/Share/5ba9aa90cb529814783d683aa4d61dde/2014/02/14/1viberandroid1786x3051392362087234/viber-ban-minh-cho-rakuten-voi-gia-900-trieu-usd.jpg


Đây là động thái mua lại mới nhất và lớn nhất của Rakuten trong quá trình "trở thành công ty dịch vụ internet số 1 thế giới", theo Rakuten. Gần đây Rakuten đầu tư lớn vào mạng xã hội hình ảnh Pinterest và công ty chế tạo máy đọc sách Kobo.
Trái ngược với Rakuten, Viber có doanh thu không được công bố và được dự đoán là ở mức khá thấp. Tuy nhiên, Viber hiện đang có 300 triệu người dùng ở gần 200 quốc gia. Hiện tại Viber đang cung cấp dịch vụ Viber Out cho phép người dùng gọi điện tới các máy điện thoại khác, một dịch vụ được đánh giá là đối thủ đáng gờm với Skype.


CEO Talmon Marco của Viber cho hay "Chúng tôi sẽ có cơ hội gia tăng tăng trưởng bằng tập khách hàng của Rakuten ở hàng loạt quốc gia. Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng Viber với tinh thần của một startup ngay cả khi nhận được sự hỗ trợ", theo Bloomberg.


Gần đây, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng của Viettel cũng cho biết là Viettel đang muốn mua lại một công ty dịch vụ OTT. Viber được đánh giá là một thương vụ dễ về giá cho Viettel hơn đối tượng Kakao Talk mà hãng chọn, nhưng như hiện nay thì có lẽ đã muộn khi Viber đã về tay người Nhật Bản.

 

Có hay không việc Viettel sẽ tham gia vào dịch vụ OTT?

Khó hiểu 2 phát ngôn trái chiều của lãnh đạo Viettel về OTT

Khó hiểu 2 phát ngôn trái chiều của lãnh đạo Viettel về OTT

Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đã nhận định sự nổi lên của các ứng dụng thoại, nhắn tin miễn phí (OTT) Viber đã buộc Viettel phải thay đổi trong cách làm của mình.

Ông Hùng nhận định: “Chúng tôi có thể cấm Viber tiếp cận khách hàng của mình bằng kỹ thuật và thực tế thì nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng nhiều biện pháp này cấm các doanh nghiệp OTT. Nhưng, Viettel lại nhìn nhận sự xuất hiện của OTT là cú hích để mình thay đổi.”

Trước câu hỏi việc mua các công ty OTT có gây xung đột lợi ích với những dịch vụ thoại, sms truyền thống hay không, ông Hùng cho biết: nếu mua OTT, Viettel sẽ đặt các công ty này nằm ngoài đơn vị kinh doanh dịch vụ truyền thống và đưa nó thành một đơn vị độc lập.

Một số “đồn đoán” về việc Viettel có thể mua lại các ứng dụng đình đám như Viber hay Kakao Talk đã được đưa ra. Tuy vậy, lãnh đạo Viber đã phủ nhận việc công ty này “bán mình”.

Hơn nữa, hôm nay, trả lời Vneconomy, một Phó Tổng giám đốc của Viettel cho biết việc Viettel mua Viber chỉ là lời đồn đoán và chưa bao giờ Viettel lại có ý định hay mong muốn mua Viber.

Thế nhưng ngạc nhiên nhất là tuyên bố của vị này lại khác rất nhiều so với những gì ông Hùng nói ở trên. Theo đó, việc mua một doanh nghiệp OTT để cùng hợp tác kinh doanh là rất khó, thậm chí không bao giờ xảy ra vì một bên là cho khách hàng sử dụng dịch vụ miễn phí, còn một bên là bán dịch vụ thu tiền.

Vị này cho rằng sự phát triển của công nghệ 4G trong tương lai gần sẽ giúp các dịch gọi, nhắn tin, nghe nhạc, xem phim… được tích hợp sẵn trên data và người dùng trả phí theo gói cước dữ liệu. Khi đó, dịch vụ OTT cũng không có nhiều nghĩa lý tới hoạt động kinh doanh của nhà mạng.

Hai nhận định trái ngược nhau về OTT từ 2 lãnh đạo cao cấp của Viettel rõ ràng khiến mọi người không khỏi thắc mắc!

Dịch vụ OTT giúp người sử dụng điện thoại có thể gọi điện, nhắn tin (thông qua internet) với nhau mà không tốn thêm chi phí. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà mạng bị suy giảm nguồn thu từ cước dịch vụ gọi điện, nhắn tin.

Các ứng dụng OTT phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến Viber, Zalo, Line, Kakao Talk… Trong đó, Zalo là ứng dụng thuần Việt được phát triển bởi CTCP VNG.

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo