10 sự thật sẽ khiến bạn “há hốc mồm” về mưa đá

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Mưa đá phổ biến nhất lại là vào mùa hè hay một "giọt mưa" đá có thể to như quả táo... sẽ là những điều khiến bạn không khỏi ngạc nhiên.
 

1, Sẽ thật lạ lùng nếu như những quả bóng nhỏ xíu làm bằng nước đá rơi từ trên trời xuống giữa mùa hè nhưng sự thật thì mưa đá lại xảy ra phổ biến và mạnh mẽ nhất vào khoảng thời gian ấm/ nóng này trong năm.


 

2, Những đám mây lớn nhất thường chứa mây vũ tích: Một loại mây dày đặc có khả năng đưa những giọt nước nhỏ vào vùng có nhiệt độ thấp của đám mây.

Tại đó, những giọt nước trở thành nước chậm đông và sẽ trở nên đông đặc khi tiếp xúc với phần đám mây ngưng tụ hạt nhân.


 

Những tinh thể băng này sẽ chuyển động lên xuống trong đám mây. Mỗi lần như vậy chúng lại được bọc thêm một lớp băng nữa cho đến khi đủ sức nặng và rơi xuống mặt đất.

3, Để có thể hình thành mưa đá, nhiệt độ phần trên của mây vũ tích phải thấp hơn -20 độ C và phần lớn tỷ lệ đám mây phải dưới cả mức đông lạnh.

Các loại bão tố mang sấm sét đều có khả năng sản sinh ra mây tạo mưa đá.

4, Các hạt mưa đá điển hình có đường kính từ 5 – 200mm, nghĩa là chúng thường nhỏ bằng hạt đậu, quả bóng Golf hoặc to bằng quả nho.

Chúng có thể đạt trọng lượng 1kg và nếu những viên đá này va chạm và gắn liền với nhau, chúng có thể nặng tới 4kg.

5, Hạt mưa đá rơi rất nhanh nên sẽ không kịp tan chảy trước khi chúng chạm đất, ngay cả khi mưa đá xảy ra trong những tháng hè nóng.


 

Một hạt mưa đá to bằng quả bóng chày (đường kính 75mm) nặng khoảng 150g nhưng có thể rơi với tốc độ 100mph (160km/h).

Đặc điểm này có thể gây sức tàn phá rất lớn, cả những cánh đồng rộng lớn đều có thể bị xóa sạch trong vài phút chỉ sau một trận mưa đá lớn.

6, Khi bạn cắt đôi hạt mưa đá, bạn có thể thấy những lớp hình vòng tròn băng phía trong. Một vài vòng tròn có màu trắng đục trong khi có những vòng tròn khác lại trong suốt và chúng xen kẽ nhau.

Số lượng các lớp này chính là số lần hạt mưa đã dịch chuyển lên xuống ở phần trên của đám mây.

Những lớp trong suốt hình thành nên khi hạt mưa đá ở trong phần mây có nhiệt độ dưới mức đông đặc khiến cho các giọt nước nhỏ từ từ đông cứng trong khi đó các bong bóng khí có đủ thời gian để thoát ra ngoài.

Những lớp trắng đục được tạo nên khi hạt mưa đá ở trong phần mây có nhiệt độ thấp hơn mức đông đặc rất nhiều khiến cho các giọt nước tụ lại với nhau và đóng băng ngay lập tức, các bong bóng khí không kịp thoát ra ngoài tạo nên màu trắng đục.

7, Trong suốt mùa đông ở Anh, những trận mưa đá mà chúng ta thấy thực chất được gọi là Graupei – dạng mưa đá nhẹ có kiểu hình thành hạt mưa đá khác biệt.

Chúng thường hình thành khi hạt nước chậm đông tạo thêm các lớp băng cho bông tuyết.


 

Vậy nên mưa đá có thể rơi xuống từ những đám mây tạo ra tuyết (như mây vũ tầng hoặc mây tầng) chứ không chỉ từ các mây vũ tích.

8, Hạt mưa đá lớn nhất ở Anh được tìm thấy ở Horsham, tây Sussex, vào ngày 05/09/1958 và có trọng lượng đạt mức 142g.

9, Hạt mưa đá lớn nhất trong lịch sử được ghi lại rơi xuống ở Vivian, phía nam bang Dakota vào 23/07/2010. Hạt mưa này nặng 0.88kg và có đường kính 20cm.

10, Không chỉ có khả năng gây thiệt hại về tài sản và mùa màng, mưa đá rơi xuống hoàn toàn có thể gây chết người. Minh chứng là gần 250 người ở Ấn Độ đã thiệt mạng do trận mưa đá xảy ra vào năm 1888.

 

Tổng hợp

Mời bạn xem thêm:

Người dân hoảng loạn vì cơn mưa đá giống như "Ngày tận thế"
Nhà sập, ô tô méo mó vì mưa đá to bằng quả bóng chày
Hé lộ sự thật “không thể tin nổi” về chiếc điện thoại 1.200 năm tuổi

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo