Các phương tiện giao thông tại Singapore dịp SEA Games

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Nhanh, rẻ, không trễ giờ và có độ phủ quanh đảo quốc sư tử, tàu điện ngầm trở thành phương tiện giao thông tốt nhất cho du khách.
 


 
Tàu điện ngầm tại Singapore được đánh giá là một trong những hệ thống giao thông hiện đại nhất thế giới. MRT là chữ viết tắt của Mass Rapid Transport (mạng lưới giao thông công cộng cao tốc). 
 

 
Đầu tiên bạn nên xác định nơi đến gần tàu điện ngầm nào nhất, sau đó mua vé ga đó. Có thể bạn sẽ phải xuống các ga trung chuyển (Interchange) để đổi tàu và đi tiếp. Khi đến ga đích, bạn phải chú ý các biển chỉ dẫn để ra đúng cửa thích hợp. Nếu nhầm, bạn có thể phải đi bộ thêm cả cây số.
 

 
Người tham gia giao thông bằng MRT tại Singapore rất văn minh. Phụ nữ có thai, người già, người đau yếu và trẻ em luôn được nhường ghế.
 

 
Thủ môn của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam Phạm Văn Tiến trong một ngày xả trại cũng trải nghiệm hành trình du ngoạn quanh Singapore bằng MRT.
 

 
Khác với một số sân ga ở châu Âu, tại Singapore, để đảm bảo an toàn cho khách, nhà ga được lắp kính ngăn cách khi tàu chạy. Khi nào tàu dừng hẳn, cửa tự động mở để hành khách lên xuống.
 

 
Phương thức thanh toán chủ yếu cho tất cả các phương tiện công cộng là thẻ Ez-link, bán tại phòng vé TransitLink đặt tại một số nhà ga, hoặc có thể mua, nạp tiền trực tiếp tại các máy tự động đặt tại các trạm tàu điện ngầm.
 

 
Thẻ EZ-Link có giá 12 đôla Singapore, và có 5 đôla trong tài khoản. Mỗi lượt đi tàu chỉ tốn khoảng hơn 1 đôla (khoảng 20.000 đồng). Số tiền nạp tối thiểu là 10 đôla và tối đa lượng tiền trong thẻ cho phép là 100 đôla. Mỗi khi qua cửa kiểm soát, máy sẽ báo số tiền trong tài khoản, và trừ tiền sau khi bạn rời tàu tại ga đến.
 

 
Hầu hết các điểm thi đấu các môn SEA Games 28 lần này đều có các bến MRT gần đó, tiện lợi cho bất cứ cổ động viên nào đến sân vổ vũ cho các đội tuyển mình yêu thích. Đặc biệt nhất có lẽ là MRT tại Sport Hub ( khu liên hợp thể thao kỳ vĩ bậc nhất châu Á) đã có từ lâu đời, nhưng vẫn mang dáng vóc hiện đại, chỉ cách sân vận động trung tâm 2 phút đi bộ.
 

 
Tàu điện ngầm hoạt động từ từ 5h30 đến 0h30 sáng hôm sau, mỗi tàu cách nhau từ 3-8 phút. Bến tàu còn có bãi đỗ xe cho người đi xe đạp từ nhà.
 

 
Từ 19-22h30, khách vẫn đông, tuy nhiên mọi người đều xếp hàng, không chen lấn.
 

 
Với những chặng dài, bạn có thể tạm chợp mắt trên tàu, nhưng hãy cố gắng tỉnh giấc trước khi đến bến. Hệ thống tự động sẽ phát loa nhắc nhở hành khách bất cứ thời điểm đóng mở cửa, điểm đi - điểm đến, bến chuyển.
 

 
Trong khoảng thời gian diễn ra SEA Games 28, các cổ động viên sẽ gặp khó khăn nếu di chuyển bằng tàu vào khung giờ cao điểm 18-20h. Tốt nhất, các bạn nên tránh đi tàu trong khoảng thời gian này, nếu không sẽ có lúc phải chờ đến vài ba chuyến mà vẫn chưa đến lượt.
 

 
Cảnh hàng nghìn người chờ đợi trong một bến MRT là điều không hề lạ.
 

 
Xe bus cũng là phương tiện công cộng tiện lợi. Thẻ EZ-Link cũng được sử dụng cho xe bus tại đây. Tuy nhiên bus có độ trễ nhất định với những thời điểm tắc đường.
 

 
Taxi là lựa chọn cuối cùng, hoặc khi khẩn cấp, vì giá rất đắt. Tiền mở cửa xe là hơn 3 đôla (hơn 50.000 đồng), mỗi km có phí tới hơn 20.000 đồng.
 

 
Tuy nhiên để đến các điểm thi đấu SEA Games kịp giờ, taxi lại trở thành phương tiện tối ưu và nhanh nhất. Từ 0h đến sáng hôm sau, taxi thường tính giá gấp rưỡi, gấp đôi giá gốc, vì các phương tiện công cộng đã ngừng hoạt động. Từ 23h đến 0h rất khó bắt phương tiện này.
 

 

Riêng với các đội tuyển tham dự thi đấu tại SEA Games 28, ban tổ chức đã có gần 1.000 xe bus để phục vụ đưa đón, luôn đảm bảo an toàn và đúng giờ cho vận động viên của 11 nước tham dự.

 

Theo Zing

Mời bạn xem thêm:

Dàn phương tiện giao thông hoành tráng của Obama
10 phương tiện giao thông dị nhất hành tinh
Giầy trượt tên lửa, phương tiện đi bộ siêu tốc

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo