Từ một chiếc máy tính nặng cả tấn cho đến đồng hồ thông minh đeo tay, thiết kế của máy tính đã thay đổi rất nhiều trong 75 năm qua.
Máy tính đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Dù bạn đang làm nghệ thuật, truyền thông, nghiên cứu khoa học hay y khoa... chúng đều xuất hiện và là tiền đề cho những thiết bị công nghệ ngày càng nhỏ gọn nhưng không kém phần mạnh mẽ.
1.Z3
Konrad Zuse, kỹ sư làm việc cho Phát xít Đức đã từng phát minh ra chiếc máy tính đầu tiên vào năm 1941. Chiếc Z3 huyền thoại này có kích thước cỡ 3 hộc tủ quần áo gộp lại, cân nặng chỉ... 1 tấn, máy tốn khoảng 1 giây hoặc hơn để xử lý lệnh.
Tiếc thay phiên bản gốc đã bị hủy hoại trong Thế chiến II, ngày nay chúng ta có thể tham quan phiên bản phục chế tại bảo tàng Munich.
2. Vi xử lý máy tính
Vi xử lý máy tính lần đầu được Intel giới thiệu vào năm 1971, một phát minh vượt trội giúp máy tính có được tốc độ xử lý cao kèm theo đó là kích thước máy cũng được tinh gọn xuống rất nhiều. Chính nhờ thiết kế này mà về sau chúng ta có được những bộ máy tính để bàn hoặc các máy tính xách tay gọn nhẹ, không còn cồng kềnh và nặng nề như trước.
3.IBM System/360
IBM System/360 (S/360) là hệ thống máy tính trung tâm lớn được IBM công bố ngày 7/4/1964. Đây là lần đầu tiên một họ máy tính được thiết kế để phục vụ các loại ứng dụng đa dạng, từ nhỏ đến lớn, cả thương mại và khoa học.
Đây được xem là một trong những máy tính có thiết kế thành công nhất trong lịch sử, có ảnh hưởng đến thiết kế máy tính trong những năm sau đó.
4.Altair 8800
Đây là chiếc máy tính cá nhân đầu tiên tại thị trường Mỹ vào năm 1974. Dòng máy này nổi tiếng đến mức thời điểm đó có rất nhiều câu lạc bộ máy tính được thành lập để tụ tập những người dùng chia sẻ kinh nghiệm.
Đồng sáng lập Apple, Steve Jobs và Steve Wozniak khi đó cũng thường xuyên đi dự những buổi hội thảo này và chính chiếc máy Altair 8800 đã truyền cảm hứng cho họ rất nhiều.
5.Apple I
Chiếc máy tính đầu tiên của Apple ra đời dưới sự nhào nặn của Steve Wozniak vào năm 1976. Tuy nhiên ở thời điểm đó, nhiều người nhìn vào nghĩ rằng đây chỉ là một cái tivi được cải tiến lại cho các kỹ sư máy tính thích "vọc" với giá 666,66 USD.
Ngày nay, chiếc Apple I được rất nhiều người ưa sưu tập đồ cổ săn lùng với giá "đội" lên tới hàng nghìn USD.
6.Commodore PET 2001
Được giới thiệu vào năm 1977, Commodore PET 2001 được xem là chiếc máy tính tích hợp đầy đủ tính năng nhất được thương mại hóa cho người tiêu dùng. Được biết, đây cũng là chiếc máy tính cá nhân bán chạy nhất tại thị trường Canada và Mỹ dùng cho mục đích giáo dục.
7.Apple II
Năm 1977 chứng kiến sự ra đời của máy tính Apple thế hệ thứ 2, chiếc máy tính cá nhân được dự đoán là sẽ "đánh chiếm cả thế giới" vào thời điểm đó. Không lâu sau, dự đoán đó nhanh chóng trở thành hiện thực.
Điều mang lại thành công rực rỡ đến cho Apple II chính là phần mềm VisiCalc, giúp đưa chiếc máy tính này đến gần hơn với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Với VisiCalc, Apple cũng chính thức trở thành "kẻ đối đầu" với 2 thương hiệu máy tính hàng đầu lúc bấy giờ là Tandy và Commodore.
8.iMac
Đây là hình dáng của chiếc iMac G3 và cũng là chiếc iMac thế hệ đầu tiên, ra mắt vào năm 1998. iMac G3 là một trong những dự án đầu tiên của Jonathan Ive khi ông chính thức đảm nhiệm vai trò thiết kế sản phẩm cho Apple. iMac G3 được trang bị màn hình CRT 14-inch, dùng vi xử lý PowerPC.
9. Máy tính bảng
Xu hướng gọn nhẹ và linh động ngày càng được nhiều người ưa chuộng, chính vì thế máy tính bảng đã ra đời. Với kích thước trung bình chỉ từ 7 đến 9 inch, màn hình cảm ứng, cấu hình khá tốt, một chiếc máy tính bảng có thể đảm đương được rất nhiều nhu cầu cho người dùng từ công việc cho đến giải trí.
10. Đồng hồ thông minh
Chiếc máy tính bây giờ và cả trong tương lai gần sẽ nằm trên cổ tay của bạn. Đây vừa là đồng hồ báo giờ, vừa là thiết bị để xem email, theo dõi sức khỏe và sắp tới sẽ còn tích hợp được nhiều thứ khác hơn nữa. Với tốc độ phát triển công nghệ ngày càng nhanh, chúng ta sẽ không biết được tương lai thiết kế máy tính sẽ còn thay đổi đến đâu, nhưng chắc chắn nó sẽ ngày càng nhỏ gọn hơn nữa và gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người dùng hơn.
Theo Kênh 14
Mời bạn xem thêm:
Lưu ý 5 thói quen khiến máy tính Windows chạy chậm
6 điều bạn nên nhớ khi chọn mua bộ nguồn máy tính
Bỏ túi 10 tuyệt chiêu kéo dài tuổi thọ cho máy tính