Choáng với những công nghệ có thật trong phim điệp viên

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Từ loạt phim điệp viên 007 cho tới bộ phim mới ra mắt “Kingsman” đình đám, rất nhiều công nghệ trong phim đã từng được sử dụng ngoài đời thực, đặc biệt trong thời kì Chiến tranh lạnh.
 

Ô bắn đạn

 


 

Có lẽ thiết bị gián điệp nổi tiếng nhất là ô bắn đạn, được cho là đã được dùng để sát hại nhà văn Bulgari Georgi Makov năm 1978 ở cầu Waterloo, London. Markov cảm thấy đau nhói ở đùi, khi quay lại ông chỉ nhìn thấy một người đàn ông đang mở ô.


 

Chiếc ô có thể hoạt động theo cơ chế bắn đạn tẩm rixin vào người nạn nhân. Markov qua đời 3 ngày sau đó. Các điệp viên làm việc cho chính phủ Bulgaria bị đổ lỗi nhưng không ai bị kết tội. Cuối năm đó, một vũ khí tương tự đã được dùng tại Paris nhằm cố gắng sát hại nhà báo Bulgari Vladimir Kostov.


 

Chuột phát nổ


 

Tương tự như chiếc cặp táp phát nổ, con chuột phát nổ được tạo ra ở Thế chiến 2 bởi trong quân đội của Winston Churchill. Được phát triển năm 1941, những trái bom gặm nhấm bé nhỏ dùng da chuột thật, chứa chất nổ bí mật để chống lại quân Đức. Nhưng vũ khí nhanh chóng bị phát hiện và chưa được sử dụng lần nào.

Người Đức đã giới thiệu những con chuột này ở những trường quân đội cấp cao và tiếp tục tìm kiếm các con vật phát nổ này.

Máy nghe trộm trong trái olive

Trong những năm 60, một thám tử tư tên là Hal Lipset đã trình bày một thiết bị theo dõi như phim điệp viên Bond: Một microphone nhỏ xíu giấu trong trái olive giả trong ly nước. Chiếc tăm cắm trái olive còn có thể dùng như một chiếc antenna.

Súng son môi


 

Vũ khí “quyến rũ chết người” súng lục 4.5mm đã được dùng bởi KGB trong Chiến tranh lạnh, và được bắn qua đầu thỏi son bằng cách xoay nó.

Phù hiệu gián điệp

Năm 1946, trẻ em Liên Xô tặng Đại sứ Mỹ tại Liên Xô Averell Harriman một chiếc phù hiệu bằng gỗ. Đặc vụ Mĩ nghi ngờ món quà này nhưng không tìm thấy gì khả nghi. Đại sứ Averell treo chiếc phù hiệu trong tòa nhà đại sứ Spaso House trong 6 năm. Đến năm 1952, người ta phát hiện phù hiệu chứa một ống kim loại nhỏ. Dù chiếc phù hiệu không chứa thiết bị điện tử nào, nhưng nó được thiết kế cho sóng âm thanh thay đổi chiều của không gian bên trong, và có thể được kích hoạt bởi tín hiệu tần số cao từ một bộ truyền ở bên ngoài, cho phép người Nga nghe trộm các cuộc chuyện trò trong nhà Đại sứ.

Đá trộm dữ liệu

Năm 2006, Nga tuyên bố có bằng chứng nhân viên đại sứ quán Anh chuyển thông tin qua bộ tiếp nhận được ngụy trang bằng một viên đá trên đường phố Moscow. Chính phủ Anh phủ nhận tuyên bố trên, nhưng đến tháng 1/2012 cựu Chánh văn phòng Jonathan Powell của chính quyền Tony Blair thừa nhận và gọi sự cố trên là một vụ việc “đáng xấu hổ”.

 

Theo Yan

Mời bạn xem thêm:

Tròn mắt với sự sáng tạo độc đáo trên poster phim
Những rạp chiếu phim đẹp mắt nhất thế giới
"Căng não" với những bộ phim siêu phẩm công nghệ

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo