Flappy Bird Bị Tố Vi Phạm Bản Quyền Của Nintendo

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Tác giả Flappy Bird sẽ gặp rắc rối liên quan bản quyền với Nintendo? - 9195
Những cái ống xanh làm ta gợi nhớ trò Mario

Ở thời điểm hiện tại, giới trẻ Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đã và đang phát sốt đúng nghĩa đen trước sự xuất hiện của Flappy Bird, tựa game arcade cực kỳ đơn giản nhưng cũng hết sức khó nhằn do bàn tay của một lập trình viên người Việt Nam tạo ra.

Chính vì thành công quá nhanh như vậy, nên cũng có không ít những nghi vấn xoay quanh Flappy Bird cũng như sức hút quá lớn mà nó đang tạo ra trong cộng đồng người sử dụng smartphone toàn thế giới. Có thông tin cho rằng phí bản quyền cho những chiếc “ống màu xanh” mà Flappy Bird đang sử dụng của Nitendo được định giá bảo về bản quyền khoảng 6 tỷ USD. 

Tác giả Flappy Bird sẽ gặp rắc rối liên quan bản quyền với Nintendo? - 9196

Thông tin phí bản quyền cho những chiếc "ống màu xanh", Flappy Bird đang sử dụng của Nitendo được định giá bảo về bản quyền khoảng 6 tỷ USD. 

Thông tin này mới ở dạng tin đồn, nhưng nếu việc này là có thật thì cũng không có gì lạ. Vì đấy là những rắc rối đương nhiên có trong lĩnh vực bản quyền. Nhất là khi các doanh nghiệp Việt muốn ra biển lớn. Được biết ngoài ống cổng xanh, có khoảng 6 file audio âm thanh được sử dụng trong game Flappy Bird, 2 kiểu font chữ khác nhau và một số hình ảnh. Tất cả, đều có thể sẽ bị đòi tiền nếu Nguyễn Hà Đông không phải chủ thể quyền, hoặc chưa mua đủ quyền sử dụng.

Chàng trai viết game thuần Việt gây sốt toàn cầu 1

Nguyễn Hà Đông người tạo ra con chim nhỏ Flappy Bird

Xét về mặt pháp luật Việt Nam, một "bài hát" thường có 3 quyền là Quyền ghi âm, Quyền tác giả và Quyền biểu diễn. Muốn sử dụng hợp pháp để thương mại hóa phải có đủ 3 quyền. Rồi phải tính đến cả phạm vi sử dụng và yếu tố thời gian hợp đồng hiệu lực.




Flappy Bird hiện đứng đầu bảng danh sách ứng dụng miễn phí trên kho ứng dụng App Store - Ảnh chụp màn hình

File audio trong game Flappy Bird chỉ có 2 quyền là quyền ghi âm (tạo ra âm thanh dạng điện tử) và quyền tác giả (ký âm tạo ra giai điệu). Quyền ghi âm sẽ được IFPI là Hiệp hội công nghiệp ghi âm Quốc tế thay mặt chủ quyền thực hiện cảnh báo và kiện cáo. Còn quyền tác giả sẽ được IFRRO là Liên hiệp quốc tế các tổ chức quyền sao chép "gõ đầu". 

Game Piou Piou, ra mắt năm 2011 có cách chơi cũng giống như Flappy Birds.

Cuộc chơi bản quyền, nhất là trên môi trường Quốc tế không đơn giản một chút nào. Tất nhiên, trong trường hợp của Hà Đông thì "thông cảm được" vì anh không định cố tình vi phạm nhằm tạo ra game trị giá triệu đô. Chỉ là một thành công ngẫu nhiên không ngờ tới.

Nếu am hiểu sâu sắc về luật bản quyền, và biết chắc Flappy Bird có thể thu về doanh thu quảng cáo 1 tỷ VNĐ mỗi ngày, chắc Hà Đông không tiếc vài trăm ngàn hay vài triệu VNĐ để mua bản quyền nhạc, hình, font chữ từ khi game chưa được phát hành. Giờ thì đã muộn, vì nếu các chủ thể quyền "xông vào" kiện, họ không đòi vài triệu VNĐ như việc mua bán lúc đầu, mà sẽ đòi chia sẻ doanh thu.

Rõ ràng, đến cả thời điểm hiện tại, ngay cả các lão làng trong ngành công nghiệp game cũng chẳng thể nào giải thích nổi thành công đầy bất ngờ của Flappy Bird, và mọi nghi vấn vẫn sẽ chỉ đơn thuần là những ý kiến cá nhân từ những người quan tâm tới tựa game này.

 

"Cha đẻ của Flappy Bird là một chàng trai ít nói, sống khép kín và có phần lạnh lùng"

"Chim ngu" Flappy Bird thu về hơn 1 tỉ đồng tiền quảng cáo mỗi ngày 

Flappy Bird đi ngược lại các nguyên lý về thiết kế trò chơi

Giết anh trai vì dám chơi game Flappy Bird hơn điểm mình 

Theo Mobay

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo