Google đầu tư tuyến cáp ngầm "khủng", chống cá mập

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Đường cáp vận chuyển 64 terabit mỗi giây này sẽ được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công của cá mập và thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở Mỹ Latinh.

Sợi cáp dài 10.557 km này có khả năng vận chuyển 64 terabit dữ liệu mỗi giây, tương đương 85.000 bộ phim, một mức băng thông mà trước thế kỷ 21 người ta không hề dám nghĩ tới.

Brazil là nước có số người sử dụng Internet cao thứ năm trên thế giới và đã trở thành một trong những vùng có mức phát triển nhanh nhất với sự hỗ trợ của Internet. Hy vọng đường cáp mới sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa kỹ thuật số và kinh tế xã hội tại đất nước của những vũ công Samba.

Chính phủ Brazil đã chiến đấu chống lại sự phân chia khoảng cách này bằng các chương trình đưa kỹ thuật số tới những khu vực ít được tiếp cận với Internet và các thiết bị. Hiện mức truy cập Internet của sinh viên tại Brazil vẫn khá nghèo nàn, chỉ khoảng 60% sinh viên được tiếp cận Internet.

Năm 2005, chính phủ Brazil đã đầu tư 400 triệu USD cho các chương trình xã hội nhằm trang bị thiết bị và cơ sở hạ tầng để giúp người dân nghèo có thể tiếp cận tốt hơn với công nghệ. Đường cáp mới của Google sẽ cung cấp cho Brazil nhiều băng thông hơn để gia tăng số lượng người dùng.

Cũng nên biết rằng, cáp quang ngầm dưới biển mang theo điện cao áp để lặp tín hiệu do vậy nó phát xạ sóng điện từ khiến cá mập tưởng nhầm là con mồi. Nên những sợi cáp thủy tinh mong manh này sẽ được đặt trong một lớp vỏ bảo vệ bằng polyurethane và Kevlar để ngăn chặn cá mập tấn công. 

Video cá mập tấn công cáp ngầm dưới đáy biển

"Càng nhiều người được tiếp cận với Internet thì càng cần phải có cơ sở hạ tầng vững chắc nhằm duy trì hoạt động Internet, để mọi người có thể có một trải nghiệm trực tuyến nhanh chóng, an toàn và hữu ích", giám đốc khu vực Mỹ Latinh của Google, ông Cristian Ramos cho biết.

Các tập đoàn thực hiện dự án này bao gồm công ty viễn thông Antel của chính phủ Uruguay, nhà thầu Angola Cables của châu Phi và nhà mạng Algar Telecom của Brazil. Dự kiến đường cáp này sẽ vận chuyển gói dữ liệu đầu tiên vào năm 2016.

Theo VNReview

Mời bạn xem thêm:

5 cách giải quyết khi đứt cáp quang biển, kết nối Internet chậm

Truy tìm nguyên nhân khiến cáp quang "hơi tí" là đứt

Cáp quang AAG chưa sửa xong đã đứt thêm đoạn mới

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo