Một cái nhìn về Việt Nam "năm 1993" qua ống kính của 70 nhiếp ảnh gia quốc tế (P1)

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Vào đêm tôi đến Việt Nam, một người bạn và tôi quyết định đi ra ngoài ăn tối. Đi tham quan Hà Nội cũng như các thành phố khác ở Việt Nam thuận tiện nhất là xích lô hoặc xe ôm và họ đưa bạn tới bất kỳ nơi nào bạn muốn đi. và phút chốc đã đi dọc xuống đường Lý Thái Tổ

Người, xe đạp, xe máy, xe hơi, xe bò, xe tải và cả xe thồ gia súc cùng chen chúc trên đường và mọi thứ như nhòe đi dưới ngọn đèn đường yếu ớt. Bên vệ đường và ở hằng trăm lối đi nhỏ hẹp mà chúng tôi qua hang trăm gia đinh đang dùng bữa cơm chiều trong ánh đèn dầu. Trẻ con, thiếu niên, cha mẹ, ông bà cùng sum vầy trước chiếc ti vi ngay trên vỉa hè. Những người bán trái cây, đậu phộng dạo trong ánh đèn neon leo lét đang đẩy xe đi, chào mời chúng tôi. Một vài người nhìn và mỉm cười khi thấy những gương mặt ngoại quốc

Ấn tượng đầu tiên về Việt Nam vẫn luôn đọng mãi trong tôi, ngay đến tận bây giờ. Trong những khoảnh khắc ngắn ngủ đầu tiên, ý niệm ban đầu của tôi về Việt Nam, một vùng đất hứng chịu nhiều cuộc chiến tranh, với những ký ức về 25 năm trước đều hoàn toàn tan biến. Trong những tuần sau đó tôi khám phá ra rằng đất nước này thật đặc biệt, khác với những gì tôi đã từng biết trước đây và cả những đất nước khác mà tôi từng đến. một tấm màn đã được kéo lên và đằng sau nó là một châu Á cổ xưa : quyến rũ, huyền bí và mang những hình ảnh vô cùng ấn tượng

Tôi băt đầu sự nghiệp báo chí cách đây hơn 20 năm. Khi làm việc ở châu Á, tôi may mắn được sát cánh với hầu hết các phóng viên ảnh tài năng trên thế giới. Một trong những yếu tố cuốn hút tôi nhiều nhất trong quyển sách này chính là khả năng mang đến cho nhóm nhiếp ảnh gia quốc tế,những hình ảnh cho cả thế giới, cơ hội được tự mình trải nghiệm Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đang trong thời kỳ đổi mới, một đất nước đang chuyển mình phát triển để bù đắp cho khoảng thời gian chiến tranh mất mát. Khi bạn giở từng trang trong cuốn sách này, tôi mong bạn có thể tự tìm thấy cho mình một cách nhìn nhận và hiểu biết về Việt Nam. Và, cũng như 70 nhiếp ảnh gia đã đi khắp Việt Nam trong một tuần, tôi hi vọng bạn có thể thay đổi cái nhìn đó với những gì bạn thấy trong quyển sách này
 

upload_2013-10-21_17-9-50.png


Chuyến tàu Hà Nội – Hải Phòng, chở đầy các hành khách đi chợ. Hầu hết mạng lưới đường sắt Việt Nam đều được xây dựng từ thời thuộc địa Pháp. Ngày nay, hơn 100 đầu máy tàu hỏa đang hoạt động. Trên các tuyến tàu hỏa địa phươn như tuyến này, chỉ có một hạng ghế ngồi duy nhất là “ghế cứng”

Ảnh : Bruno Barbey, Pháp
 

upload_2013-10-21_17-10-2.png


Giờ cao điểm ở phố Khâm Thiên . Một ngày làm việc của hầu hết người dân Việt Nam bắt đầu khi mặt trời vừa ló dạng. Chỉ một giờ sau khi mặt trời vừa lên, hầu hết các con đường thành phố đều chật kín giao thong

Ảnh : Joe McNally, Mỹ

Lời tựa từ nhiếp ảnh gia Duy Anh

Ngày ấy… (1993), thế mà đã 20 năm… cái thuở còn nghèo, đất nước mới trải qua chiến tranh, bao nhiêu đổ vỡ cần hàn gắn, những hố mìn còn sót lại cũng gây biết bao đau thương cho những người nông dân, trẻ em ở vùng chiến sự…

Giờ đây Đất nước đã đổi mới, những cây cầu dây văng làm Đồng Bằng Sông Cửu Long cất cánh, những cao ốc mới, khu công nghiệp, những miền đất du lịch… mọc lên khắp nơi – đất nước đã chuyển mình, hợp tác với các nước trên thế giới… Hãy nhìn lại một chặng đường phía sau , để thấy mình đã đi tới, đi xa như thế nào, để thấy những ngày qua dù nghèo khổ, vất vả nhưng vẫn yêu thương, gắn bó và chia sẻ cùng nhau .
 

upload_2013-10-21_17-10-12.png


Ăn trưa ở chợ Mô, quần áo bộ đội, nón cối được bán phổ biến,……và bán cả pháo. Nón cối vẫn là món hàng được ưa chuộng của miền Bắc do sự bền bỉ và rẻ tiền…và cũng là niềm tự hào của chiến thắng Việt Nam.

ảnh: Bruno BarBey Pháp
 

upload_2013-10-21_17-10-19.png

upload_2013-10-21_17-10-30.png


Trong một khu đồng nát ở làng Thanh Trạch, tỉnh Quảng Bình, Nhiếp ảnh gia người Indonesia Tara Sosrowardoyo được chứng kiến một cảnh tượng vô cùng ngạc nhiên. “Một đám trẻ con tụ tập quanh hai người đàn ông đang cố cưa một quả bom bằng một cái vồ thép lớn. Tôi chưa bao giờ thấy tận mắt một quả bom, nhưng tôi chụp tấm ảnh này và nghĩ, nếu họ dám làm, tôi cũng dám chụp luôn”. Những gì người Việt Nam biết, mà nhiếp ảnh gia này không biết, là kíp nổ quả bom đã được tháo ra. Dù sao anh lo sợ cũng đúng. Các bệnh viện báo cáo số nông dân và những người nhặt kim loại đã bị chết hoặc bị thương khá nhiều khi bước vào vùng bom mìn.

Ảnh : Tara Sosrowardoyo,Inđonesia

 

Xem đầy đủ:

Một cái nhìn về Việt Nam "năm 1993" qua ống kính của 70 nhiếp ảnh gia quốc tế (P1)

Một cái nhìn về Việt Nam "năm 1993" qua ống kính của 70 nhiếp ảnh gia quốc tế (P2)

Một cái nhìn về Việt Nam "năm 1993" qua ống kính của 70 nhiếp ảnh gia quốc tế (P3)

Một cái nhìn về Việt Nam "năm 1993" qua ống kính của 70 nhiếp ảnh gia quốc tế (P4)

Một cái nhìn về Việt Nam "năm 1993" qua ống kính của 70 nhiếp ảnh gia quốc tế (P5)

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo