Người Việt đang thành 'nô lệ' của smartphone

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Đối với những người có thói quen sử dụng thiết bị thông minh sẽ dành thời gian không nhỏ trong ngày để "dán mặt" vào màn hình điện thoại hoặc máy tính bảng.

Điện thoại thông minh (smartphone) đang rất phổ biến với nhiều tiện ích, ứng dụng đã khiến cho nhiều người ngày càng trở nên phụ thuộc vào các thiết bị này và có thể dễ dàng bị "nghiện".

Thậm chí, thuật ngữ "Nomophobia" đã được ra đời để nói về hội chứng "có trạng thái bứt rứt, bất an, lo lắng khi không sử dụng smartphone".

Đối với trẻ nhỏ, xương sọ và não rất mỏng manh, các tế bào não đang trong giai đoạn phát triển cực nhanh và nhạy, mức  ảnh hưởng đối với trẻ em rất lớn, do đó chỉ nên sử dụng điện thoại trong trường hợp thật cần thiết và sử dụng trong thời gian càng ngắn càng tốt và tránh xa các em nhỏ.

Các bậc cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng, thậm chí là cầm điện thoại đối với trẻ nhỏ vì việc sử dụng điện thoại ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực của các cháu bé khi mắt phải làm việc liên tục.

Khi trẻ nhỏ "nghiện" những thiết bị thông minh sẽ lười giao tiếp với môi trường bên ngoài không chịu vận động dẫn đến phát triển tuy duy ngôn ngữ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Có điều, tình trạng "lệ thuộc quá mức" vào smartphone vẫn đang ngày càng trầm trọng trong cộng đồng dân cư Việt Nam, đặc biệt thể hiện rất rõ ở nhóm dân cư thành thị.

Một số góc nhỏ của cuộc sống đô thị Việt Nam hiện nay dưới ống kính của phóng viên:

Thị trường smartphone tại Việt Nam liên tục tăng với số lượng người sử dụng ngày càng nhiều.


 

Chiếc điện thoại bây giờ không chỉ phục vụ nghe gọi - nhắn tin mà mang nhiều tính năng giải trí cho người dùng. Quay phim, chụp ảnh, lướt web, chơi game, truy cập mạng xã hội ... chính vì vậy người sử dụng smartphone rất dễ "nghiện" sử dụng điện thoại.


 

Với cấu hình máy tốt, người dùng dễ dàng sử dụng điện thoại để quay phim chụp ảnh khi đi du lịch. Không quá khó bắt gặp những hình ảnh khách du lịch cầm điện thoại hoặc máy tính bảng che gần hết khuôn mặt khi đi du lịch như thế này.


 

Quán cà phê thường là nơi giới trẻ gặp gỡ giao lưu, trao đổi. Tại những quán cà phê chúng ta dễ dàng bắt gặp các bạn trẻ mỗi người "cắm mặt" vào chiếc điện thoại và không hề nói chuyện trao đổi gì với bạn bè đi cùng.


 

Điện thoại thông minh phục vụ người lớn đọc báo, lướt web, truy cập các mạng xã hội ... còn trẻ em sử dụng để xem phim, chơi game ... Có lẽ chính vì vậy mỗi người chìm đắm trong thế giới ảo của riêng mình.


 

Những ứng dụng thiết yếu trong cuộc sống đều được cài đặt nhanh chóng qua những cú lướt và chạm. Từ dự báo thời tiết đến đặt vé máy bay hoặc đặt hàng ăn uống ...


 

Sự tác động mạnh mẽ nhất chính là trẻ em. Người lớn đã không còn dành nhiều thời gian để chơi đùa nói chuyện với các bé mà luôn dành thời gian bên chiếc điện thoại.


 

Câu đầu tiên mỗi khi vào quán các bạn trẻ thường hỏi: Chị/ Anh ơi pass wifi ở đây là gì ? Sau đó là sự im lặng khi chìm đắm vào thế giới mạng.


 

Thời gian sử dụng những thiết bị thông minh tỷ lệ nghịch với thời gian giao tiếp giữa con người với con người. Không quá khó khi bắt gặp hình ảnh 4-5 người ngồi cùng nhau nhưng mỗi người 1 chiếc điện thoại và không giao tiếp.


 

Nhằm phục vụ "phong trào tự sướng" việc mua thêm gậy tự sướng đang là thiết bị không thể thiếu bên cạnh smartphone.


 

Nhân viên bán hàng trang sức tranh thủ thời gian lướt mạng xã hội.


 

Dần dần nhiều người vì chứng nghiện smartphone của mình đã tách biệt dần với xã hội. Hình ảnh cô gái đang sạc điện thoại thông minh tại sảnh chờ sân bay Đà Nẵng.

 

Tổng hợp

Mời bạn xem thêm:

Hình ảnh đáng suy ngẫm về cha mẹ "thời đại smartphone"
Chùm tranh đáng suy ngẫm về cuộc sống thời smartphone
Bộ ảnh chế về thế giới công nghệ đáng suy ngẫm

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo