WHO chính thức công bố phương pháp phòng tránh Ebola

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh khả năng bị lây nhiễm loại virus nguy hiểm này theo 3 phương pháp đã được WHO khuyến cáo.

Ebola là virus gây ra dịch sốt xuất huyết, được phát hiện lần đầu tại Sudan và Cộng hòa Congo vào năm 1976. Đây được coi là một trong những chủng virus nguy hiểm nhất thế giới, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo tỷ lệ tử vong do Ebola có thể lên đến 90%.

Hiện nay, virus Ebola đang lan truyền với tốc độ chóng mặt.
 

Hiện nay, virus Ebola đang lan truyền với tốc độ chóng mặt. Các chuyên gia khuyến cáo rằng nó đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Do vậy, việc Ebola lan ra khắp thế giới, cụ thể là châu Âu, châu Mỹ và châu Á là hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhiều thông tin cho biết, các nhà chức trách của các quốc gia đã ban bố lệnh cấm cũng như khuyến cáo công dân không nên đến những nơi đang có dịch. Các sân bay quốc tế ở châu Âu đã tăng cường kiểm tra hành khách đến từ Tây Phi, thậm chí còn đóng cửa đường hàng không với các nước ở khu vực này.

Trong thời điểm virus Ebola với khả năng gây tử vong cho người mắc phải lên tới 90 % và hiện vẫn chưa tìm ra vaccine điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh khả năng bị lây nhiễm loại virus nguy hiểm này theo 3 phương pháp đã được WHO khuyến cáo sau đây:

Hiểu rõ nguồn gốc gây bệnh

Virus Ebola có nhiều điểm tương đồng với HIV như nó không thể truyền nhiễm qua tiếp xúc hay giao tiếp thông thường mà chủ yếu là qua đường máu hay các chất, dịch tiết ra từ cơ thể bệnh nhân như máu, nước bọt, phân… Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật đã được người bệnh sử dụng như ra giường, kim tiêm , khăn tắm, đặc biệt khi có vết thương hở ngoài da hay trên niêm mạc thì khả năng lây nhiễm cũng tăng cao theo.

Nếu chẳng may virus Ebola xâm nhập vào cơ thể bạn thì cũng rất khó nhận biệt vì nó sẽ không thể hiện bằng một triệu chứng cụ thể và đặc trưng nào. Phải mất một thời gian ủ bệnh đủ lâu thì bệnh mới phát tác nhưng đến lúc đó thì đã rất muộn cho việc điều trị cũng như bạn có thể đã vô tình lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình và cộng đồng. Ở các trung tâm chăm sóc sức khỏe hay cả các bệnh viện ở châu Phi, việc tái sử dụng các kim tiên đã dùng cũng như thiếu các biện pháp khử trùng dụng cụ y tế, sự nghèo nàn của trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh đã thúc đẩy việc gia tăng các ca nhiễm mới virus Ebola

Bạn nên tránh di chuyển tới các khu vực hiện đang trong tình trạng báo động đỏ về số lượng người nhiễm virus Ebola. Hiện tại, các vùng cần tuyệt đối tránh là những quốc gia thuộc Tây và Trung Phi.

Trong trường hợp bạn đã có mặt tại khu vực này thì nên tránh tới những nơi đông người và hạn chế tiếp xúc với bất cứ ai có biểu hiện cảm sốt. Nếu phải tiếp xúc với người đã được xác nhận là nhiễm virus Ebola thì tuyệt đối không đụng chạm cơ thể họ và những vật dụng họ đã sử dụng bằng tay không, đặc biệt là dịch tiết từ cơ thể họ. Nên đeo khẩu trang và găng tay y tế, thường xuyên sử dụng chất có khả năng diệt khuẩn để vệ sinh cơ thể

Nên hạn chế mua, giết và tiêu thụ thịt các loại động vật hoang dã, không rõ nguồn gốc ở những khu vực trên vì virus Ebola có nguồn gốc từ động vật. Chính từ quá trình những người châu Phi bản địa ăn thịt chúng mà loại virus này có cơ hội xâm nhập cơ thể người.

Bảo vệ bản thân

Bạn cần nắm được rõ các triệu chứng phổ biến khi một người bị nhiễm virus Ebola để đối chiếu với triệu chứng của bản thân (nếu có). Mặc dù chúng thường không có khác biệt rõ rệt so với cảm sốt thông thường nhưng nắm chắc được những biểu hiện dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao tinh thần cảnh giác và có kế hoạch nhờ đến sự trợ giúp y tế kịp thời khi có đủ cơ sở để bạn nghi ngờ mình đã bị nhiễm virus Ebola. Thông thường, các triệu chứng này chỉ thể hiện ra bên ngoài sau một thời gian ủ bệnh từ 48 tiếng đồng hồ cho đến 3 tuần lễ sau khi bệnh nhân bị phơi nhiễm.

Bạn cần đeo khẩu trang y tế nếu phải tiếp xúc với những người nhiễm bệnh. Mặc dù khuyến cáo đưa ra là mọi người cần tránh tuyệt đối xuất hiện ở khu vực có dịch nhưng nếu bạn là nhân viên y tế hay tình nguyện viên chăm sóc bệnh nhân thì phải hết sức cẩn thận khi thực hiện công việc và luôn luôn đeo khẩu trang y tế, găng tay, kính bảo hộ…

Ngoài ra, không bao giờ được tái sử dụng kim tiêm đã dùng cho bệnh nhân nhiễm virus Ebola. Những vật dụng như ra trải giường, khăn cá nhân của bệnh nhân phải được tiêu hủy sau khi sử dụng.

Bạn nhớ là luôn thường xuyên khử trùng các thiết bị y tế sau khi thăm khám bệnh nhân. Đặc biệt là những vật đã tiếp xúc với dịch cơ thể của họ cần được ưu tiên khử trùng hoặc tiêu hủy ngay lập tức. Các chất diệt khuẩn cần được sử dụng triệt để xung quanh phòng bệnh để ngăn ngừa sự lây lan của virus.

Bạn cần thườang xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn. Khi rửa, nhớ làm sạch kỹ càng đến phần khuỷu tay và các kẽ ngón tay trước khi tháo bỏ bộ đồ y tế và các thiết bị bảo hộ

Những việc cần làm khi bị nhiễm virus Ebola

Chưa có vaccine điều trị Ebola nên hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay vẫn là cố gắng chữa trị từng triệu chứng bệnh một cách đơn lẻ. Trong đó, triệu chứng nguy hiểm nhất chính là tiêu chảy vì nó sẽ khiến cơ thể bạn mất nước nhanh chóng. Do đó, bạn cần bổ sung nhiều nước và các chất điện giải cho cơ thể, tốt nhất là sử dụng đồ uống thể thao.

Bạn cần kiểm soát được huyết áp của cơ thể và cố gắng duy trì ở mức ổn định. Nếu chỉ số xuống càng thấp thì đồng nghĩa với mức độ bệnh của bạn càng nghiêm trọng .

Đảm bảo bạn được ở trong môi trường nhiều oxy vì khó thở và tức ngực cũng là 2 triệu chứng phổ biến do Ebola gây ra. Nếu cảm thấy không thể thở được, hãy báo với bác sĩ để được hỗ trợ máy thở ngay lập tức.

Luôn thẳng thắn nói ra những triệu chứng mới của cơ thể với nhân viên y tế để có được một phác đồ điều trị đúng đắn. Tất cả các bệnh viêm nhiễm đều cần sự điều trị nhanh chóng, cập nhật để chọn ra được loại kháng sinh thích hợp.

Cố gắng nghỉ ngơi vì đó là điều duy nhất bạn có thể làm để giúp cơ thể tập trung sức mạnh chống lại kẻ “xâm nhập”. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm virus Ebola cao nhưng nếu bạn vốn có một sức khỏe tốt cùng với hệ miễn dịch đủ mạnh thì có thể đặt nhiều hy vọng vào sự hồi phục nhanh chóng.

Tại Việt Nam, ngày 12/8, Bộ Y tế đã họp báo cung cấp thông tin đầy đủ về diễn biến của dịch bệnh Ebola, với sự tham dự của ông Masaya Gato, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiến sĩ Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng).

WHO đã quyết định cho phép sử dụng loại thuốc ZMapp trên người bệnh cho các bệnh nhân mắc virus Ebola.

Cũng trong ngày 12-8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quyết định cho phép sử dụng loại thuốc ZMapp chưa qua thử nghiệm lâm sàng trên người bệnh cho các bệnh nhân mắc virus Ebola nguy hiểm. Tuyên bố của WHO đưa ra sau cuộc họp các chuyên gia về đạo đức y tế tại Geneva (Thụy Sĩ) nêu rõ, trong tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hiện nay, việc đề xuất các biện pháp điều trị chưa được kiểm tra, chưa được xác nhận về tính hiệu quả và tác động phụ của nó như một khả năng điều trị hoặc phòng ngừa bệnh là không vi phạm đạo đức.

ZMapp, loại huyết thanh gồm 3 kháng thể này được điều chế từ lá cây thuốc lá đã biến đổi gen. Loại thuốc này đã được sử dụng cho 2 nhân viên của tổ chức phi chính phủ "Samaritan’s Purse” (Mỹ) bị mắc virus Ebola tại Liberia. Cả hai người này đã phản ứng tốt với ZMapp.

 

 

Theo Yan

Theo dòng sự kiện:

 

 

 

 

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo