Mục đích của cân bằng trắng là để có được màu sắc tốt nhất theo ý của người chụp (phản ánh trung thực màu cuộc sống, hay ám tông này tông khác tuỳ theo mục đích sáng tạo)
Khi chụp hình, tuỳ theo tình huống ánh sáng mà người ta chỉnh WB trên máy sao cho nó đáp ứng nhu cầu.
5a. Auto WB - cân bằng trắng tự động.
Máy sẽ tự phân tích ánh sáng mà nó thu được để chỉnh WB thích hợp
5b. Daylight - ánh sáng ban ngày ~ 5200oK
5c. Shade - bóng râm ~ 7500oK
5d. Cloudy - trời nhiều mây ~ 6000oK
5e. Lamp - đèn dây tóc ~ 3000oK
5f. Fluorescent - Đèn Neon ~ 4000oK
5g. Flash - đèn chớp ~ 5500ok
5h. Custom WB - cân bằng trắng tự chọn.
Chụp một tấm giấy trắng trong điều kiện ánh sáng cụ thể, rồi dùng nó làm căn cứ để đặt làm màu trắng tiêu chuẩn cho phiên chụp hình ở ánh sáng đó.
Cái này các bác quay phim rất cần, ta thường thấy, trước khi bấm máy, ông cameraman thường sai bảo ông camera assistant đưa một tờ giấy trắng để quay mẫu, đặt WB tiêu chuẩn cho điều kiện ánh sáng cụ thể.
5i. Temperature WB: cân bằng trắng theo nhiệt độ màu
Các máy có trang bị tính năng này có thể cho phép người chụp tự đặt WB theo nhiệt độ màu, thường thì từ 2.000oK đến 10.000oK, mỗi nấc chênh nhau 100oK
5j. WB SHIFT: dịch chuyển cân bằng trắng
Các máy có chế độ này, cho phép người dùng dịch chuyển điểm cân bằng trắng trên đồ thị màu có 2 trục, trục đứng là dịch chuyển Green-Magenta, còn trục ngang là Blue-Amber. Khi WB được dịch chuyển sang điểm khác, máy sẽ chụp ra các tấm hình có màu ám theo thông số đặt trước.
6. Drive mode - Số lần chụp.
6a. Single frame, single shot - một khuôn hình
Mỗi lần bấm máy, chụp một tấm hình
6b. Burst shots - continuous shots - chụp liên tục
Mỗi lần bấm máy, chụp liên tiếp nhiều hình tuỳ theo khả năng của máy
6c. Timer shots - chụp hẹn giờ
Máy sẽ chụp hình sau một khoảng thời gian hẹn trước: 10 giây, 20 giây, etc.
6d. Interval shots - chụp cách quãng - Intervalometer
Máy sẽ chụp hình ngắt quãng sau những khoảng thời gian định trước, VD cứ sau 30 phút lại nháy một tấm
7. EV+, EV- Bù phơi sáng - Exposure Value Compensation
Khi chụp hình, có thể do lý do nào đó mà tấm hình không được đúng sáng như ý, ta có thể dùng chức năng này để tăng sáng hay giảm sáng cho cú bấm tiếp theo. Khi đó máy sẽ điều khiển tốc độ chụp, hoặc khẩu mở để tăng hoặc giảm sáng. Thường thì mỗi nấc tương đương với 1/3 EV step.
8. BKT - Bracketing - Úp sọt
Các máy có chế độ này, giúp người chụp "úp sọt" đối tượng bằng 3 bức hình chụp cho một lần bấm máy.
8a. AEB - Auto Exposure Bracketing- Úp sọt điểm phơi sáng
Máy chụp 3 cú, một cú ở chế độ giảm sáng -EV, một cú ở EV, và một cú ở +EV, các giá trị cộng trừ này tuỳ theo người đặt. Có thể là -1/3 --- 0 --- +1/3 etc
8b. WB BKT - White Balance Bracketing - Úp sọt điểm cân bằng trắng
Máy cũng chụp 3 cú, lần lượt ở -WB --- WB 0 --- WB +
Tuỳ theo người chụp đặt.
8c. AF BKT - Auto Focus Bracketing - úp sọt điểm lấy nét
Tương tự như 2 kiểu BKT trên, nhưng lần này là BTK focus point.
9. Metering - Đo sáng
Các phương pháp mà máy dùng để đo sáng, rồi tính toán bộ kết quả Av, Tv, ISO phù hợp để cho tấm hình được phơi sáng đúng
9a. Evaluative Metering - Đo sáng tương đối cho toàn khung hình
9b. Partial Metering - đo sáng phần
Máy đo sáng cho khoảng 12-15% khung hình, xung quanh điểm đo sáng
9c. Center-Weighted Average Metering - đo sáng trung bình ưu tiên vùng trung tâm
9d. Spot Metering - đo sáng điểm
Máy đo sáng khoảng 3-5% khung hình, quanh điểm đo
9d. TTL - Through The Lens Metering - Đo sáng thông qua ống kính
Máy dùng thông tin thu được qua ống kính để đo sáng, đặc biệt quan trọng trong trường hợp dùng đèn flash gắn ngoài. Công nghệ TTL này đảm bảo đèn Flash đánh đúng công suất cần thiết để hình được phơi sáng đúng.
10. Sensitivity- Độ nhạy sáng - ISO Speed
Trong kỷ nguyên của máy phim, người ta phải dùng các cuộn phim có độ nhạy sáng khác nhau để chụp trong những điều kiện ánh sáng khác nhau, độ nhạy cao thì phim càng dễ bắt sáng.
Khi chuyển qua máy KTS, sensor có thể được hiệu chỉnh các mức nhạy sáng khác nhau để mô phỏng độ nhạy của phim.
Chúng ta sẽ thấy có các chế độ ISO Auto, ISO 100-200-400-800-1600-3200-6400 etc.
Ánh sáng càng yếu thì ta càng cần ISO cao, để tăng nhạy sáng, đồng nghĩa với việc có thể rút ngắn thời gian chụp.
11. Noise - Nhiễu ảnh
Các hình ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, ISO cao, thường xuất hiện các đốm màu loang lổ không mong muốn, như ví dụ dưới đây
11a. NR - Noise Reduction - Giảm nhiễu
Các máy ảnh có thể được trang bị công nghệ giảm nhiễu để tránh noise
12. Công nghệ ổn định hình ảnh
Các phó nhòm thường xuyên cầm máy bằng tay (handheld shoot), vì thế tình trạng run tay là không tránh khỏi, nhất là những cú phơi sáng dài. Theo em biết thì dài hơn 1/60 giây là đã có nguy cơ run tay.
Vì thế, các hãng sản xuất đã cố gắng tìm ra cách để khắc phục tình trạng này. Do cách tiếp cận và giải pháp là rất khác nhau, nên mỗi hãng đặt tên một kiểu.
Canon -- Image Stabilizer -- IS, thiết kế trên ống kính. Cơ chế của nó là dịch chuyển thấu kính để bù ngược lại rung động của tay cầm máy
Nikon -- Vibration Reduction - VR, cũng thiết kế trên ống kính
Sony -- Steady Shot - thiết kế trên thân máy, cơ chế là dịch chuyển sensor để bù lại rung động
Olympus -- Image Stabilization - cũng thiết kế trên thân máy
Pentax - Shake Reduction - cũng trên thân máy
13. Orientation Sensor - Cảm biến phương hướng
Một số máy được trang bị cảm biến ghi nhận góc nghiêng của camera khi chụp hình. Thông tin này sẽ được ghi vào file ảnh, để khi về xử lý trên máy tính, hoặc đơn giản là xem lại trên màn hình nhỏ của máy chụp, hình ảnh sẽ được quay trở lại theo một góc tương ứng cho chúng ta dễ xem.
14. Buffer - Bộ nhớ đệm
Trong trường hợp chụp continuous shots, rất nhiều ảnh được ghi nhận trong một khoảng thời gian ngắn. Chúng được lưu tạm vào bộ nhớ đệm, rồi sau đó mới được ghi lên thẻ nhớ.
Dung lượng của bộ nhớ đệm quyết định số hình ảnh tối đa mà máy chụp được trong 1 lần bấm. Tất nhiên là còn phụ thuộc vào dung lượng mỗi ảnh nữa. Ví dụ máy chỉ chụp được tối đa 8 ảnh RAW (10MB/each), nhưng lại được 27 ảnh JPG (2.5 MB/each)
15. Firmware
Cái này em không biết dịch sao cho rõ nghĩa. Hardware là Phần cứng, Software là Phần mềm, thì Firmware là Phần sụn chăng?
Firmware là toàn bộ chức năng của máy ảnh, là bộ thông tin được ghi vào một chip trong máy, nó quyết định tất cả hoạt động của máy.
Firmware có thể được nâng cấp để cập nhật thêm chức năng cho máy, hoặc sửa lỗi cho các chức năng có sẵn.
Nâng cấp Firmware là không khó, tuy nhiên, phải hết sức cẩn thận khi làm việc này. Nó có thể làm máy ảnh không sử dụng được nữa, nếu như có lỗi trong quá trình nâng cấp.
16. Clear Settings - Xoá bỏ mọi thiết đặt
Sau khi vọc vạch một hồi, có thể máy ảnh bị thiết lập sai, ảnh ọt chụp ra như rác rưởi. Chúng ta có thể dùng clear settings để xoá bỏ mọi thiết lập cá nhân, trả lại tình trạng thiết lập ngầm định của hãng SX
17. Flash - đèn chớp
Khi chụp hình trong điều kiện thiếu sáng, hoặc ngay cả ban ngày (khi chụp ngược sáng chẳng hạn), ta cần có một nguồn chiếu sáng cho đối tượng được chụp.
17a. Built-in flash - đèn flash gắn sẵn: hay có trên máy PnS
17b. Pop-Up flash - đèn flash gắn sẵn, mở lên: có trên nhiều loại máy
17c. External Flash - đèn gắn thêm Phải mua thêm, có công suất đánh lớn hơn nhiều so với đèn built-in hoặc đèn pop-up.
17d. TTL Flash - Through the Lens flash: Các đèn được trang bị công nghệ này, cũng căn cứ vào độ sáng đo được qua ống kính, để hiệu chỉnh công suất đánh cho phù hợp
17e. Flash Sync (Synchronize)- Đồng bộ thời điểm đánh đèn: Việc đánh đèn vào thời điểm nào: Đầu thời điểm (First Curtain Sync), hoặc cuối thời điểm phơi sáng (Second Curtain Sync) để đảm bảo bức hình được phơi sáng theo đúng mục đích.
17f. Flash Exposure Compensation - Bù trừ công suất đánh đèn Dùng để bù trừ, cho đúng mức sáng cần thiết
17g. Fill Flash - chả biết dịch thế nào-tạm gọi là "nháy bổ trợ" Kỹ thuật được sử dụng để làm sáng các vùng bóng tối quá tương phản khi chụp hình.
VD khi chụp chân dung ngược sáng, vùng hậu cảnh quá sáng, mặt người dễ bị tối, hoặc các vùng bóng đổ trên hốc mắt, mũi, sẽ đen thui, ta dùng flash đánh bổ trợ thêm để đảm bảo mặt người sáng tốt.
Fill flash rất có ích trong nhiều trường hợp. Trước đây em cứ tưởng là flash chỉ dùng ban đêm. Nay thì giữa trưa nắng 12h em cũng dùng fill-flash.
17h. Flash Diffuser - chụp tản sáng cho đèn flash
Ngoài ra còn có một số thuật ngữ liên quan đến phần cứng của máy ảnh DSLR như: Quick Control Dial button: là cái nút xoay tròn để chuyển chức năng của máy
- Multi controller (Joystick): là cái nút có thể nghiêng ngả 4 phương 8 hướng để chọn chức năng cho máy
- Eye-cup: là cái bộ phận nhựa có bọc cao su gắn phía sau view finder để áp mắt vào ngắm
- Battery grip: là cái bộ pin lắp thêm cho máy
- Hot shoe: là cái ngàm để gắn đèn Flash thêm vào máy
- Monopod: là cái chân máy chỉ có 1 giò
- Tripod: là cái chân máy có 3 giò
- Ball Head: là cái cục lắp ở trên đầu chân máy, có kiểu hòn bi, tay cầm để dễ dàng xoay máy theo các góc độ
iCamera.vn - chuyên những thiết bị, phụ kiện hỗ trợ quay phim, chụp ảnh độc đáo và phong phú nhất tại Việt Nam, bán trực tiếp ở Hà Nội.
Hotline hỗ trợ: 096.44.66.805 - 098.289.7670 - 091.969.9983 - 090.459.6100. Chúng tôi giao hàng tận nhà trên toàn quốc.
Tổng hợp
Mời bạn xem thêm:
Các thuật ngữ cơ bản trong nhiếp ảnh hiện đại (P1)
iStabilizer Dolly - công cụ quay video cho Smartphones
Camera Table Dolly – Xứng tầm “phóng viên” thực thụ