Những thói quen dùng điện thoại hại sức khỏe mà bạn chưa biết

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Những việc làm thường ngày tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng có thể gây hại cho bạn đấy.
 

 

Nghe điện thoại trong góc hẹp, sóng yếu

Một số bạn thường có thói quen nghe điện thoại trong lúc đi thang máy, hoặc trốn vào một góc hẹp như góc tường, góc cầu thang mà nghe những cuộc điện thoại có tính chất riêng tư, bí mật. Tuy nhiên, đây là thói quen rất dễ gây hại đến sức khỏe của bạn. 

Bởi lẽ, ở không gian nhỏ, kín hay những góc hẹp này, độ phủ sóng của tín hiệu điện thoại rất yếu, điều này đồng nghĩa với việc công suất bức xạ của điện thoại tăng cao.

Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học từ 14 quốc gia trên thế giới, bức xạ của điện thoại di động có khả năng làm rối loạn sự phát triển của bộ não, ảnh hưởng hệ miễn dịch, thay đổi cấu trúc ADN dẫn đến phát triển khối u ung thư.

Đồng thời vào tháng 5/2011, WHO đã đưa ra kết luận chính thức khi liệt điện thoại di động vào danh sách những thứ có thể gây ung thư cho con người. Chính vì thế, chúng ta nên hạn chế gọi/nghe điện thoại ở những nơi sóng yếu và có không gian hẹp để hạn chế ảnh hưởng của bức xạ điện thoại gây ra cho cơ thể mình.

Tiếp xúc với điện thoại ở cự li quá gần

Việc tiếp xúc với điện thoại và bức xạ điện thoại ở cự li gần trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến não bộ của bạn. Các chuyên gia cho rằng, khoảng cách tốt nhất giữa tai và điện thoại khi nghe máy là khoảng 5 cm.

Theo đó, để tránh tiếp xúc quá nhiều với sóng di động, chúng ta nên thường xuyên dùng tai nghe khi gọi/nghe máy hoặc thi thoảng chuyển sang dùng điện thoại bàn. Còn nếu có những bạn không thể sử dụng vật gì khác thay cho di động, thì cứ mỗi vài phút các bạn nên thay đổi vị trí nghe điện thoại từ tai trái sang phải và ngược lại để tránh mỏi tai và tiếp xúc với bức xạ quá nhiều.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc dùng vai áp vào má để nghe điện thoại lâu ngày sẽ có khả năng khiến bạn có nguy cơ bị trúng gió. Đồng thời, phần má áp vào điện thoại cũng dễ nổi mụn vì bề mặt điện thoại có chứa rất nhiều vi khuẩn. Bên cạnh đó, lúc vừa bắt đầu gọi điện và chờ đối phương bắt máy cũng là khi bức xạ điện thoại tăng cao cho nên chúng ta nên để điện thoại cách xa khỏi đầu mình trong khoảng 5 giây rồi mới nghe lại bình thường thì sẽ an toàn hơn.

Lười vệ sinh điện thoại và bàn tay

Những chiếc di động ít được vệ sinh thường tồn đọng rất nhiều vi khuẩn, thậm chí có khi còn bẩn hơn cả bồn cầu nữa đấy. Còn bàn tay chúng ta thường tiếp xúc với rất nhiều đồ vật và bề mặt khác nhau, cho nên bàn tay người được xem là "ổ vi khuẩn di động". 

Các nhà khoa học ở Mỹ đã phát hiện trên mỗi bàn tay bình quân có khoảng 150 loại vi khuẩn khác nhau. Đặc biệt, do có độ pH cao, nồng độ axit thấp và thói quen sử nhiều kem dưỡng da, mỹ phẩm nên bàn tay của phái nữ thường chứa nhiều vi khuẩn hơn nam giới. Thế nên việc lười vệ sinh điện thoại và bàn tay sẽ dễ khiến bạn chuốc nhiều vi khuẩn vào người.

Ngoài ra, khi cho người khác cầm hay mượn điện thoại sẽ khiến điện thoại của bạn rước thêm nhiều vi khuẩn từ tay người khác và cũng dễ khiến bạn bị nhiễm khuẩn theo. Không những thế, việc bạn vừa bấm điện thoại, vừa dùng tay không cầm những loại thức ăn như trái cây, bánh snack, bắp rang cũng sẽ khiến nhiều vi khuẩn “tiện đường” chui vào bụng. Do đó, để tốt cho sức khỏe, các bạn nên thường xuyên rửa tay và vệ sinh, lau điện thoại thật sạch sẽ.

 

Theo Yan

Mời bạn xem thêm:

Những thói quen sử dụng smartphone xấu xí nên bỏ ngay
5 thói quen công nghệ bạn nên từ bỏ
Những thói quen xấu khi chơi game trên di động

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo