Các cơ quan điều tra châu Âu đang tập trung làm rõ các cáo buộc liên quan tới việc Apple được nhận "viện trợ bất hợp pháp của chính phủ" ở Ai-len trong thời hạn 20 năm.
Cụ thể, ngay từ hồi tháng Sáu vừa qua, Ủy ban châu Âu đã bắt đầu xem xét các vấn đề liên quan tới thuế của Apple ở Ai-len, nơi mà hãng công nghệ Mỹ này đặt trụ sở quốc tế. Theo thời báo kinh tế Financial Times của Anh, kết quả điều tra sơ bộ của Ủy ban châu Âu đối với các cáo buộc chính thức chống lại Apple sẽ được đưa ra trong tuần này.
Được biết, để duy trì các hoạt động quốc tế, Apple đã xây dựng một trụ sở tại Cork ở Ai-len từ năm 1980. Theo đó, hãng đã tuyển dụng khoảng 4000 nhân viên tại Ai-len. Cũng cần phải biết rằng, không chỉ có Apple mà còn có nhiều công ty khác có trụ sợ đặt tại Ai-len, trong số đó phải kể tới Amazon, Facebook, PayPal và Twitter . Sở dĩ các công ty "khoái" đặt trụ sở ở Ai-len vì đây là nơi có mức đánh thuế đối với doanh nghiệp ở mức "nhẹ nhàng", chỉ khoảng 12,5%.
Dù mức đánh thuế thấp như vậy, nhưng Apple thậm chí chỉ phải đóng mức thuế còn thấp hơn mức thuế áp trần tới 2%. Khi bị Thượng viện Mỹ phát hiện ra trong một cuộc điều tra vào năm 2013, công ty này đã đảm bảo rằng các kênh bán hàng ở nước ngoài thông qua các công ty con còn thấp hơn. Cuộc điều tra còn cho thấy, các công ty con của hãng được đặt ở Ai-len (có thể đóng góp một mức khổng lồ lên tới 60% lợi nhuận của Apple) để tránh việc đưa tiền trở lại Mỹ, vốn là nơi bị đánh thuế cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bất chấp tất cả số tiền đó sẽ được "phân tán" đi khắp nơi, các công ty con này vẫn được tuyên bố như là những cư dân hưởng chính sách "miễn thuế" của Ai-len.
Những chiêu trò này dường như được hậu thuẫn bởi chính phủ Ai-len từ năm 1991 đến năm 2007. Trong khi Ủy ban châu Âu cho rằng, việc ưu đãi hoặc "viện trợ của chính phủ" sẽ không có hiệu lực với các công ty khác (ngoài châu Âu). Ủy ban này sẽ tuyên bố thỏa thuận này là phi cạnh tranh và bất hợp pháp. Nếu các trường hợp này được chứng minh, Ủy ban châu Âu có thể sẽ tìm cách truy thu hàng tỷ Euro tiền thuế mà Apple đã không thanh toán trong suốt 10 năm qua.
CEO Tim Cook của Apple
Phát biểu với tờ Financial Times, Giám đốc tài chính của Apple, Luca Maestri, đã phủ nhận những tuyên bố về "một thỏa thuận đặc biệt". Trong một phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ năm ngoái, CEO Tim Cook cũng chối bỏ việc dùng mánh lới "thuế quảng cáo" (một dạng thuế có cũng như không) để lách luật.
Ở một diễn biến khác, vào năm ngoái Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ cũng ủng hộ chiến lược thuế của Apple. Tuy nhiên, vào đầu năm nay, một báo cáo của hiệp hội các nhà báo điều tra Bureau of Investigative Journalism (Anh) đã gợi ý các công ty Apple, Microsoft, Google, và Cisco Systems nhìn chung đã trốn được khoản thuế lên tới 124 tỷ USD thông qua các công ty con ở nước ngoài.
Dĩ nhiên, Apple không phải là công ty duy nhất và Ai-len cũng không phải là quốc gia duy nhất bị sờ gáy về vấn đề thuế: Thể chế đa quốc gia của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Organisation for Economic Cooperation and Development (OECD) đang tìm cách phá tan các thiên đường trốn thuế ở khắp Châu Âu. Chứng minh cho động thái đó, chúng ta có thể thấy qua việc OECD đang tìm cách thỏa thuận các điều khoản về thuế với Starbucks ở Hà Lan và Fiat ở Luxembourg.
Theo VNReview
Mời bạn xem thêm:
Cuộc chiến giữa Apple và Google rất có ích cho nhân loại
Apple mất 23 tỷ USD giá trị thị trường do bendgate và lỗi phần mềm