Dưới từng đáy chai hay hộp nhựa thường có các kí hiệu hay các chỉ số hướng dẫn cách sử dụng mà hơn 95% dân số không biết được điều này.
Hơn 95% dân số không biết được ý nghĩa của các chỉ số dưới đáy chai này.
Gần đây, câu chuyện một cô bé 12 tuổi ở Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bị mắc bệnh ung thư do thói quen sử dụng nhiều lần chai nước đã làm cả thế giới "rúng động". Nhiều chuyên gia đã nhanh chóng vào cuộc và đưa ra kết luận: liên tục sử dụng vỏ chai nước hay đồ hộp chứa nhiều chất độc hại sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cực kì cao.
Những thông điệp cảnh báo được mô tả bằng một hình tam giác được tạo thành từ 3 mũi tên và một con số chính giữa.
Hiện nay, nhiều gia đình luôn "đóng khung" suy nghĩ rằng việc tái sử dụng chai nhựa hay hộp nhựa sau khi đã rửa sạch và phơi khô là rất an toàn. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy một sự thật nghiêm trọng đối với lối suy nghĩ sai lệch này.
Thật vậy, các nhà sản xuất luôn luôn cảnh báo việc sử dụng như thế nào là hợp lí qua những chỉ số dưới đáy chai, đồ hộp. Những thông điệp cảnh báo được mô tả bằng một hình tam giác được tạo thành từ 3 mũi tên và một con số chính giữa.
Các nhà sản xuất luôn luôn cảnh báo việc sử dụng như thế nào là hợp lí qua những chỉ số dưới đáy chai.
Số 1. PET (PETE) - nhựa polyethylene terephthalate
Sản phẩm: chai nước uống, nước ngọt vỏ mỏng thông thường.
Nếu đựng nước nóng quá 70 độ C trong những loại chai nhựa có chỉ số này, chúng sẽ bắt đầu phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe.
Đối với những loại chai nhựa có chỉ số này, nếu đựng nước nóng quá 70 độ C chúng sẽ bắt đầu phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ tăng gấp nhiều lần nếu liên tục sử dụng những chế phẩm này quá 10 tháng.
Số 2. HDPE - polyethylene có mật độ cao
Sản phẩm: chai nhựa đựng sữa tắm hoặc hộp nhựa đồ ăn.
Trong quá trình sản xuất HDPE, có thể cần sử dụng benzen hoặc hexane, là những chất gây hại cho cơ thể.
Loại nhựa này rất khó làm sạch do đó các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn
Trong quá trình sản xuất HDPE, có thể cần sử dụng benzen hoặc hexane, là những chất gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, khi vượt quá 110 độ C, chất này có thể bị phân giải. Do đó, khi tái sử dụng cần hết sức lưu ý về nhiệt độ cũng như thời gian sử dụng. Ngoài ra, nên lưu ý việc loại nhựa này rất khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn.
Số 3. PVC - nhựa PVC
Sản phẩm: áo mưa thông thường, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, hộp nhựa, nệm.
Phthalatesnày có thể gây rối loạn hóc môn, liên quan đến các vấn đề sinh sản và dị tật bẩm sinh.
Những chế phẩm này có độ dẻo tốt, giá rẻ nhưng chỉ chịu được 81 độ C. Ở nhiệt độ cao, chúng nhanh chóng thải ra nhiều khí độc, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. PVC cũng có thể chứa phthalates, một loại chất hóa dẻo được dùng để làm mềm nhự. Chất này có thể gây rối loạn hóc môn, liên quan đến các vấn đề sinh sản và dị tật bẩm sinh.
Số 4. LDPE - polyethylene mật độ thấp
Sản phẩm: hộp mì và vỏ bim bim.
Những sản phẩm chứa chất này nên tránh để ở nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất.
Những sản phẩm chứa chất này nên tránh để ở nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất. Bên cạnh đó, tuyệt đối không nên đưa chúng vào lò vi sóng vì mức độ thải ra khí độc càng cao.
Số 5. PP (nhựa polypropylene)
Sản phẩm: nắp hoặc đáy cốc cà phê, chai sữa thường, ống hút, chai nhựa đựng siro và tã.
Mức độ chịu nhiệt của chất này khá cao, khoảng 167 độ C nên có thể tái sử dụng, thậm chí quay trong lò vi sóng. Mặc khác, nên lưu ý một số hộp đựng thức ăn có chỉ số khác nhau ở đáy hộp và nắp hộp. Bạn nên dựa vào từng chỉ số rõ ràng trên đồ hộp để sử dụng hợp lí.
Số 6. PS (polystiren)
Sản phẩm: hộp mỳ ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh
Những chế phẩm này tuy chịu nhiệt và lạnh cao song lại "tuyệt đối cấm kị" đối với lò vi sóng do sự giải phóng các chất hóa học độc hại . Ngoài ra, các sản phẩm bằng nhựa PS có thể tiết ra styrene, một chất độc thần kinh với nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
Số 7. PC - nhựa PC
Sản phẩm: chai sữa, cốc dùng một lần.
Những chai nhựa PC có sử dụng chất BPA (Bisphenol A) khi sử dụng ở nhiệt độ cao sẽ rất có hại cho cơ thể.
Những chai nhựa PC có sử dụng chất BPA (Bisphenol A) khi sử dụng ở nhiệt độ cao sẽ rất có hại cho cơ thể. Đối với cốc nhựa thông thường, bạn chú ý không đựng nước nóng. Nếu nhận thấy trên bề mặt nhựa có vết thì lập tức bỏ ngay vì đó có thể là các ổ vi khuẩn mà mắt thường không thấy.
Dù là loại nhựa nào đi chăng nữa, trước khi có ý định tái sử dụng chúng, bạn nên "thuộc làu" các chỉ số "cảnh báo" này để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của mình.
Theo Yan
Mời bạn xem thêm:
Bí ẩn những bức tranh từ nền văn minh ngoài trái đất
Bí ẩn đằng sau những vụ "tự sát tập thể" của loài vật
Bí ẩn gương mặt dã thú trong bức họa kinh điển Mona Lisa