Bí kíp cấp cứu khi bị dính acid

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Dạo gần đây tôi được đọc nhiều tin do phỏng acid dẫn đến tàn phế , vụ thù oán tạt acid vào cả gia đình dẫn đến mù 2 mắt bé 5 tuổi , thật đau lòng.

Tôi đã làm việc trong phòng thí nghiệm , có trực tiếp làm việc với acid , nên có chút ít kinh nghiệm , xin viết ra đây để hy vọng nếu có ai bị dính acid thì kịp có cách cứu , may ra thoát được phần nào sự nguy hiểm :

Có rất nhiều loại acid , nhưng acid mạnh là các acid vô cơ : H2SO4 , HNO3 , HCl... Acid để gây tội ác ( tạt kẻ thù ) là acid H2SO4 đậm đặc lớn hơn 95% , nếu H2SO4 loãng 50% thì cũng không gây phỏng , ít nguy hiểm. Acid H2SO4 là acid Sulfuric , nó gây phỏng vì đậm đặc > 95% nó có tính háo nước , là tính hút , lấy mất phân tử nước của tế bào sinh vật ( da người ) làm tế bào cháy chỉ còn lại Carbon , Nitrogen nên có màu đen làm phỏng , mất da , thịt gây sẹo.

Vì vậy khi lỡ bị tiếp xúc với acid , quý vị nên tức khắc nhúng phần da bị dính vào nước , qua vòi nước chảy là tốt nhất , không kỳ cọ , không chà sát da, để nguyên quần áo , không lột ra , vì mất thời gian. Cứ xả nước , như vòi hoa sen càng tốt , khoảng 5 phút , acid sẽ hút nước đó , không hút nước trên da quý vị , ban đầu hơi nóng do acid hòa tan vào nước có tỏa nhiệt , nhưng xả nước 1 phút sau là nhiệt tỏa ra này sẽ không còn đáng kể.

Đó là cách cấp cứu khi bị dính acid hiệu quả nhất , không để lại 1 chút sẹo nào , da hoàn toàn bình thường , đó là cách cấp cứu trong phòng thí nghiệm.

Trong phòng thí nghiệm ở hành lang có những vòi hoa sen xả nước mạnh để kịp cứu khi bị dính acid Sulfuric và các hóa chất khác .

Vậy khi bị dính nhiều acid như các nạn nhân kể trên thì phải làm sao? Tương tự như vậy , quý vị chạy ngay đến nơi nào có nước gần nhất : lu nước , bể nước , nhúng ngay vào đó , không chà sát da , không lột quần áo ra vì sẽ chậm trễ. Tai nạn sẽ hóa giải trong 5 giây ban đầu.

Có thể nói 5 giây này là vàng nếu cấp cứu kịp có nước , sẽ không để lại sẹo vĩnh viễn. Vài hàng chia sẻ , mong được hữu ích.

 

Tổng hợp

Mơi bạn xem thêm:

10 trường hợp mở khóa cấp cứu ai cũng cần biết
“Bí kíp” bỏ túi khi đi xe điện
Bí kíp lái xe giúp bạn đi phượt an toàn ngay cả khi thời tiết xấu

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo