Các chế độ cơ bản bạn cần biết khi sử dụng đèn Flash

Nguyễn Hoài   Nguyễn Hoài
Ngày đăng: 09/08/2023
0 bình luận

Các chế độ cơ bản bạn cần biết khi sử dụng đèn Flash

Trong lĩnh vực nhiếp ảnh, ánh sáng chiếm vai trò quan trọng hơn cả và việc thông thạo các chế độ đèn flash sẽ giúp bạn khai thắc tối đa tiềm năng trong từng shoot hình bạn chụp. Hiểu được các sắc thái của các chế độ đèn flash khác nhau cho phép các nhiếp ảnh gia tạo ra những bức ảnh tuyệt đẹp ghi lại bản chất của một khoảnh khắc trong khi chơi với ánh sáng và bóng tối. Cùng iCamera tím hiểu các chế độ đèn flash khác nhau và ứng dụng của chúng, cho phép bạn nâng tầm những bức ảnh của mình lên tầm cao mới.

1. Chế độ Through The Lens (TTL) - xuyên qua ống kính

Chế độ TTL là chế độ đèn flash thông minh, cho phép đèn flash đo lường độ sáng qua ống kính của máy ảnh và tự động điều chỉnh công suất phát sáng để đảm bảo ánh sáng phù hợp. Chế độ TTL thích hợp cho các tình huống chụp ảnh nhanh, động hoặc khó khăn về ánh sáng.

Nhờ tính năng này, nhiếp ảnh gia có thể tùy chỉnh linh hoạt các thông số như mức sáng, thời gian phát sáng và sử dụng các phụ kiện như diffuser hay bounce card. Điều này giúp tạo ra những hiệu ứng ánh sáng đa dạng, đồng thời vẫn giữ được tính tự nhiên và chính xác trong ảnh chụp.

2. Manual (M) - chế độ thủ công

Chế độ Manual là chế độ mà người dùng phải tự điều chỉnh công suất phát sáng của đèn flash để đạt được độ sáng mong muốn. Chế độ Manual thường được sử dụng trong studio hoặc các tình huống chụp ảnh có ánh sáng ổn định. Hiểu và kiểm soát chế độ Manual giúp bạn nâng cao khả năng sáng tạo và đáp ứng đúng yêu cầu của từng tình huống chụp.

Với chế độ Manual Flash (M), bạn có khả năng tùy chỉnh công suất đèn cho phù hợp với mức độ sáng của môi trường. Công suất có thể điều chỉnh từ 1/1, 1/2, 1/4, 1/8, 1/16, 1/64, 1/128. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi các giá trị này bằng cách xoay bánh xe. Tùy vào từng tình huống, bạn có thể kết hợp cài đặt ISO trên máy ảnh để đạt cường độ ánh sáng phù hợp nhất

3. Chế độ Auto (A) - chế độ tự động

Khi đang ở chế độ tự động, đèn flash sẽ tự điều chỉnh công suất sáng dựa trên thông tin đo sáng từ máy ảnh. Ưu điểm lớn nhất của chế độ auto là tiện lợi và dễ sử dụng, giảm bớt cài đặt thủ công. Điều này cho nhiếp ảnh gia tập trung vào việc chụp ảnh mà không cần quá lo điều chỉnh đèn.

Trong chế độ auto, người dùng sẽ không thể kiểm soát trực tiếp về cường độ ánh sáng của đèn. Việc này sẽ làm mất đi khả năng sáng tạo những hiệu ứng ánh sáng đặc biệt của người dùng. Ngoài ra, chế độ auto thường không đáp ứng được chụp ảnh đối tượng di chuyển nhanh. Những tình huống này cần tạo hiệu ứng ánh sáng đèn mờ hay ánh sáng chớp nhanh. Qua đó ta cần linh hoạt giữa các chế độ với nhau để tùy chỉnh ánh sáng một cách chính xác.

4. Chế độ HSS (High-Speed Sync)

Chế độ HSS cho phép người dùng sử dụng đèn flash với tốc độ màn trập cao hơn so với tốc độ đồng bộ của đèn flash. Chế độ này thường được sử dụng để chụp ảnh trong các tình huống có ánh sáng mạnh, hoặc để tạo ra hiệu ứng ánh sáng độc đáo.

5. Chế độ Second Curtain Sync

Chế độ Second Curtain Sync là chế độ sử dụng đèn flash để chụp ảnh có hiệu ứng chuyển động. Thay vì sử dụng màn trập trước để kích hoạt đèn flash, chế độ Second Curtain Sync sử dụng màn trập sau để tạo ra hiệu ứng ánh sáng kéo dài.

6. Red-Eye Reduction - giảm mắt đỏ

Mọi người đều đã từng xem một bức ảnh, thường được chụp tại một bữa tiệc trong nhà hoặc vào ban đêm, của một nhóm người mà mắt của mọi người đều đỏ rực do phơi sáng bằng đèn flash. Và hầu hết mọi người đều biết rằng máy ảnh có chế độ giảm mắt đỏ chuyên dụng... nhưng cài đặt này hoạt động như thế nào? 

Đèn Speedlight sẽ chiếu liên tục một loạt ánh sáng trắng (tạch tạch_ – trước khi đèn nổ chính thức, nhằm xoá trắng và làm đồng tử của mắt người (hoặc thú vật) khép lại, giảm thiểu hiện tượng mắt đỏ.

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo