Một số loại cổng phổ biến trên MacBook:
- Cổng HDMI: Nếu máy tính của bạn có cổng HDMI thì bạn có thể kết nối trực tiếp với máy chiếu bằng dây HDMI của máy chiếu mà không cần thông qua bộ chuyển đổi.
- Cổng Mini Display: Đây là cổng kết nối có kích thước nhỏ hơn của HDMI. Nên bạn sẽ cần một bộ chuyển đổi và có thể máy chiếu của bạn đã bao gồm một bộ chuyển đổi.
- Cổng USB-C hoặc Thunderbolt: Bạn có thể chọn bộ chuyển đổi đa cổng USB-C kỹ thuật số AV chính thức của Apple hoặc sản phẩm bất kỳ khác có đầu cắm USB-C và đầu kia là cổng HDMI. Nếu máy chiếu của bạn là loại mới ra thì nó có thể đi kèm với phần bạn cần.
Bước 1: Đầu tiên bạn cắm dây nguồn vào HDMI không dây > Cắm đầu HDMI vào máy chiếu.
Bước 2: Cắm đầu cổng USB của thiết bị này vào đầu USB của máy chiếu để cấp nguồn cho HDMI không dây.
Bước 3: Trên màn hình Macbook, bạn vào biểu tượng WiFi > Chọn WiFi Mirroring để tiến hành kết nối WiFi > Sau đó nhập mật khẩu.
Bước 4: Vào trang Google > Nhập địa chỉ IP của Macbook.
Bước 5: Chọn WiFi AP > Chọn Scan để tiến hành tìm WiFi nhà bạn.
Bước 6: Chọn WiFi nhà bạn và nhập mật khẩu.
Bước 7: Bấm vào biểu tượng Airplay (nằm ở phía trên bên phải màn hình Macbook) > Chọn Mirroring máy chiếu của bạn để chia sẻ màn hình.
Chuẩn bị: Macbook, máy chiếu , cáp chuyển đổi (loại cổng Mini Displayport hoặc cổng USB-C).
Bước 1: Khởi động Macbook > Bật máy chiếu.
Bước 2: Kết nối cáp video (VGA hay HDMI) của máy chiếu với Macbook.
Lưu ý: Có thể bạn phải sử dụng cáp chuyển đổi của Macbook để tiến hành chuyển đổi đầu VGA sang Mini displayport hoặc USB-C nhằm tương thích với Macbook.
Bước 3: Vào Menu Apple > Chọn System Preferences > Chọn Display.
Bước 4: Ở tab Display bạn chọn nút Show All để bắt đầu trình chiếu nội dung. Sau đó, bạn có thể chọn các tùy chọn hiển thị và độ sáng tối màn hình.
Bước 1: Truy cập https://www.sharp-nec-displays.com/dl/en/index.html để tải phần mềm MultiPresenter về máy > Chọn phần mềm phù hợp với hệ điều hành macOS.
Bước 2: Chọn quốc gia là VietNam > Chọn Yes, agree > Chọn bộ cài MultiPresenter Installer để tải về và cài đặt. Chọn quốc gia Vietnam
Bước 3: Khởi động Multipresenter.
Bước 4: Dùng chuột hoặc bàn phím để nhập mã pin của máy chiếu đang hiển thị > Hình ảnh từ máy tính sẽ được kết nối và truyền tới máy chiếu, lúc này bạn có thể bắt đầu trình chiếu.
Bước 5: Chọn Taget Device > Chọn Control để điều chỉnh âm thanh, bật tắt máy chiếu hoặc chọn đầu vào khác cho máy chiếu.
Bước 1: Vào menu Apple > Chọn System Preference > Chọn Displays.
Bước 2: Bạn có thể điều chỉnh các thông số như:
- Optimize For: Thay đổi độ phân giải của MacBook và hình ảnh được chiếu.
- Rotation: Thay đổi hướng của cả MacBook và hình chiếu theo mức tăng 90 độ.
- Refresh Rate: Điều chỉnh độ trễ trên màn hình chiếu.
- Underscan: Chỉnh kích thước tương đối của màn hình hiển thị. Nếu muốn thu nhỏ màn hình, bạn hãy kéo thanh trượt này sang bên phải.
Bước 3: Chọn tab Arrangement > Bấm chọn vào ô Mirror Displays để sử dụng máy chiếu làm màn hình nền thứ hai
4. Cách xử lý một số lỗi khi kết nối MacBook với máy chiếu
Lỗi này xảy ra khi bạn điều chỉnh tiêu cự trên máy chiếu không đúng. Bạn nên xoay nút điều chỉnh độ Focus trên máy chiếu cho đến khi nào hình ảnh rõ là được.
Trường hợp này có thể là do dây cáp của bạn bị lỏng hoặc bị hỏng. Bạn nên kiểm tra lại dây cáp hoặc thử kết nối Macbook với máy chiếu khác để xem có hoạt động ổn định hay không.
Khi mở video trên Macbook bạn không nghe được âm thanh từ máy chiếu, nguyên nhân có thể đến từ jack cắm âm thanh được kết nối từ Macbook đến máy chiếu. Thường cổng Mini Displayport không hỗ trợ truyền tải âm thanh, còn cổng USB-C có hỗ trợ truyền tải hình ảnh, âm thanh và cả chức năng sạc. Nếu vẫn không được thì bạn thử kiểm tra chế độ âm lượng trên Macbook và có thể khởi động lại máy tính để kiểm tra phần âm thanh.