Cận cảnh loài rận mu gây hại vùng kín "suýt bị tuyệt chủng"

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận
Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về sự tái xuất của rận mu ở Hà Nội - một trong những loài côn trùng gần như sắp tuyệt chủng trên Trái đất.
 
Sự xuất hiện của loài này khiến không ít người lo lắng, chúng sẽ gây nên dịch hại nhanh chóng bơi khả năng phá hoại âm thầm nhưng lây lan rất nhanh qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. 
 
Vậy thực hư đây là loài côn trùng như thế nào, chúng ảnh hưởng gì tới cuộc sống của chúng ta, hãy cùng tìm hiểu qua chùm ảnh sau đây… 
 
 
 
Rận mu có tên khoa học là Pthirus pubis. Đây là một loại rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh, sống ký sinh ở các vùng lông mu của con người. Bề ngoài của loài sinh vật này rất giống một con cua nên chúng còn được biết tới với tên gọi thông thường như rận cua, chấy cua.

 

 
Rận mu trưởng thành có kích thước từ 1,3 - 2mm, không có cánh, thân trắng và sở hữu khả năng đổi màu giống màu da người. Ít ai biết rằng, loài côn trùng này đã xuất hiện trên Trái đất từ cách đây 3,3 triệu năm và từng tàn phá cả châu Âu chỉ với kích thước nhỏ bé của mình. 

 

 
Loài này thường có hai chi phổ biến là rận ký sinh ở mi mắt (pediculosis ciliarum) và rận ký sinh ở các vùng lông mu khác (phthiriasis pubis). 
 
Chân loài rận này có các móng vuốt cong giống như càng cua, vì vậy chúng bám rất chắc vào các sợi lông trên cơ thể con người. Thông thường, rận nằm sâu trong lỗ chân lông và chỉ ló ra ngoài phần đầu mà thôi, vì vậy việc tự tay bắt chúng đôi khi vô cùng khó khăn.

 

 
Con mồi ưa thích và là duy nhất của rận mu được xác định cho tới nay là con người, nhất là nam giới. Sở dĩ như vậy là vì lông trên cơ thể phái mạnh rậm và cứng hơn so với phái đẹp. Do đó, rận mu có thể bám rất chặt và không sợ bị văng ra ngoài.

 
 
 
Vòng đời của rận mu kéo dài từ 16 - 25 ngày. Trung bình mỗi ngày rận cái đẻ khoảng 3 quả trứng. Trứng rận mu bám vào những phần lông thô ráp trên cơ thể như râu, ria, lông vùng kín, nách… và trải qua ba giai đoạn phát triển trước khi trưởng thành sau 10 - 17 ngày.

 

 
Rận mu hoạt động chủ yếu về đêm, khi cơ thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Khi đó, chúng tấn công cơ thể bằng cách hút máu và tiết ra nước bọt bên ngoài, gây ngứa ngáy và làm vùng da bị đốt mẩn đỏ lên. Đặc biệt, vết đốt của rận mu khiến người bệnh buộc phải gãi vì sự khó chịu, nhiều trường hợp dẫn tới nhiễm trùng da, lở loét.

 
 
Tại các vùng da bị rận mu cắn, có thể quan sát thấy những chấm xanh đen, thâm tím kéo dài trong nhiều ngày. Môi trường sống mà rận mu vô cùng yêu thích, đó là những nơi chật chội, đông đúc hay trên cơ thể người ít có thói quen vệ sinh sạch sẽ như tù nhân, người tị nạn… 
 
Rận mu có thể lây từ người này sang người khác, thông qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc quan hệ tình dục. 

 

 
Theo các chuyên gia y tế, hiện nay có khoảng 2% người trên thế giới là nạn nhân chung sống với rận mu. Để phòng tránh loài rận này, cách tốt nhất là thường xuyên vệ sinh, tắm rửa hàng ngày để giữ cho cơ thể sạch sẽ, không cho rận mu môi trường lý tưởng để ký sinh.

Ở Việt Nam, rận mu đã xuất hiện do thói quen sinh hoạt mất vệ sinh của người dân. Loài này đặc biệt không chỉ tấn công người lớn mà cả trẻ em, sống ký sinh trên các vùng lông cơ thể như vùng kín, nách, da đầu… hút máu về đêm và gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. 

Điều đáng ngạc nhiên là ở các nước phương Tây, người ta lại dự đoán về sự tuyệt chủng của loài rận mu do thói quen tẩy lông ngày càng phổ biến ở đây đã loại bỏ hoàn toàn môi trường sống ưa thích của rận mu.

 

Theo Trí Thức Trẻ

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo