Chiều 18.7, trao đổi với PV , ông Phan Bội Trân - Việt kiều Pháp, người chế tạo “tàu lặn made in Việt Nam” – cho biết dự kiến trong 10 ngày tới nhóm của ông sẽ sang Thái Lan để sản xuất đơn hàng tàu lặn cho đối tác Thái.
Tàu có thiết kế và màu sắc khá bắt mắt
Ông Trân cho biết đơn hàng mà nhà môi giới người Pháp giới thiệu cho ông cách đây hơn 10 ngày. Người môi giới cũng là đồng nghiệp của ông Trân khi ông còn làm việc ở Pháp. Trước mắt, đối tác Thái sẽ đặt khoảng 300 chiếc tàu lặn để chào hàng công ty du lịch ở Đông Nam Á. Lượng hàng sẽ tăng thêm nếu thị trường tiêu thụ tốt. Trước đó ông Trân cũng bán cho đối tác Malaysia 25 chiếc.
“Tôi chỉ có việc sản xuất còn việc tìm kiếm thị trường giao hết cho môi giới người Pháp. Nếu đơn hàng càng nhiều, tiền môi giới họ nhận được càng lớn”, ông Trân nói.
Hiện tàu mẫu được sản xuất tương đối hoàn chỉnh. Tàu có chiều dài 2 m, bề ngang 0,8 m, cao 1,5 m. Tàu có ba phần gồm đầu - thân - đuôi. Phần đầu gắn thiết bị bánh lái, đuôi tàu gắn động cơ điện. Tàu thiết kế đủ 1 người ngồi. Toàn bộ vỏ tàu được làm bằng vật liệu composite và được sơn màu vàng khá bắt mắt.
Tàu lặn đã được ông Trân đăng ký độc quyền mẫu mã ở Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Trong tương lai, ông Trân sẽ cố gắng sản xuất và phân phối ngay ở thị trường trong nước để thu được nhiều lợi nhuận.
Với chuyên ngành thiết kế thiết bị về cơ học, Giáo sư Hưng muốn cộng tác với ông Trân để giúp thiết kế lại con tàu hoàn chỉnh hơn.
Một số hình ảnh về tàu lặn mà PV ghi lại:
Mẫu tàu lặn đã được sản xuất hoàn chỉnh
Tàu lặn bán cho Thái Lan lần này được thiết kế đủ một người ngồi
Đầu tàu
Bộ phận lái
Bộ phận buồng lái. Người điều khiển sẽ ngắm cảnh vật qua tấm kính trong suốt
Thao tác điều khiển tàu khá đơn giản
Phần đuôi tàu
Động cơ và bánh lái gắn sau đuôi tàu
Một phần của buồng láiÔng Phan Bội Trân (phải) rất tâm huyết với dự án tàu lặn này
Phần phao của tàu lặn
Tàu đã được ông Trân đăng ký bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp ở Cục Sở hữu trí tuệ
Tổng hợp
Mời bạn xem thêm: