Giải mã những sự thật không phải ai cũng biết

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Nếu bạn là một người tò mò, chắc chắn bạn đã tự hỏi những điều này rất nhiều lần
 

1. Tại sao tĩnh mạch lại có màu xanh?

 


 
Máu của bạn vẫn là màu đỏ, ngay cả khi nó nằm trong tĩnh mạch, nhưng do những bước sóng ánh sáng khác nhau đã làm những đừng gân máu chuyển thành màu xanh khi bạn nhìn xuống cánh tay của bạn.
 

2. Tại sao bầu trời lại có màu xanh?

Bầu trời có màu xanh vì cùng lý do như tĩnh mạch của bạn vậy. Các bước sóng và ánh sáng màu xanh đã tạo nên màu sắc của bầu trời như bạn thấy.

3. Tại sao chúng ta có lông mày?

 
Bạn sẽ trông hơi lạ khi không có chúng đấy, tác dụng của lông mày chính là ngăn mồ hôi không rơi vào mắt bạn.
 

4. Tại sao chúng ta lại muốn ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ sau khi bị say rượu?



 
Cồn làm tăng sự sản xuất galanin trong não. Galanin làm tăng sự thèm ăn chất béo, đó là lý do tại sao bạn có cảm giác rất muốn ăn thịt xông khói hoặc bất kì món ăn có nhiều dầu mỡ vào ngày hôm sau.
 

5. Tại sao bạn thường nghe mọi người nói “cheese” khi chụp ảnh?


Đơn giản là vì khi nói từ này, vành miệng của bạn sẽ luôn ở trạng thái cười tươi nhất.

 

6. Tại sao bạn có nhiều ý tưởng sáng tạo khi đang tắm?


Việc tắm không đòi hỏi bạn phải suy nghĩ nhiều, vì vậy, não bạn được tự do để nghĩ về những điều khác.
 

7. Sự khác nhau giữa “&” và “và” trong giới thiệu phim


“Và” có nghĩa là một người nào đó viết lại hoặc chỉnh sửa lại cộng việc của người khác. Còn kí hiệu “&” có nghĩa là họ đã làm việc đó chung với nhau.
 

8. Tại sao da tay bạn bị nhăn khi bạn tiếp xúc với nước trong thời gian dài?


Nhiều người nghĩ rằng do da bạn hấp thụ nước, nhưng không phải vậy, đây chỉ là cách ngón tay phản ứng lại để giúp chúng ta cầm nắm đồ vật dưới nước tốt hơn.
 

9. Cà chua là trái cây hay là rau?


Cà chua được phân loại là trái cây vì nó có hạt. Tuy nhiên, Tòa án tối cao Liên bang Mỹ đã xếp cá chua vào loại rau vào năm 1893.
 

10. Tại sao các nước lại có tên gọi khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau?


Sự thật là sự xuất hiện của ngôn ngữ còn trướccả quốc gia. Tùy thuộc vào tên ban đầu của đất nước mà người dân ở đó có thể gọi nó như vậy.
 

11. Nam châm hoạt động như thế nào?


Nam châm là một vật có từ trường riêng, có khả năng sinh một lực dùng để hút hay đẩy một từ vật hay một vật có độ cảm từ cao khi nằm gần nam châm. Nam châm là một nguồn từ có hai cực: Bắc và Nam, và một từ trường tạo từ các đường sức đi từ cực Bắc đến cực Nam. Vì vậy, khi 2 cực cùng dấu để sát nhau, chúng đẩy ra còn khi để hai cực trái dấu sát nhau thì chúng sẽ hút nhau.
 

12. Tại sao “Q” và “U” thường xuất hiện chung với nhau? 


“Qu” được biết đến như một từ ghép, chúng đại diện cho một âm thanh trong ngôn ngữ tiếng Anh.
 
 
Theo Yan
 
Mời bạn xem thêm
 
Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo