Lại một phát hiện gây sốc đằng sau bức họa cổ nổi tiếng thế giới

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Sau tuyên bố của một họa sĩ người Mĩ về những động vật nằm ẩn trong bức họa nàng Mona Lisa, lần này sẽ là bí mật động trời nào?
 

Gần đây, ảnh chụp X-quang của bức họa John Dee biểu diễn thí nghiệm trước Nữ hoàng Elizabeth I của họa sĩ Henry Gillard Glindoni được thực hiện và người ta phát hiện ra những “vật thể lạ” nằm ẩn sâu trong bức họa tưởng chừng như bình thường này.


 John Dee là một học giả, nhà triết học, hoa tiêu, bác sĩ và nhà chiêm tinh choNữ hoàng Elizabeth I. Ông được nhớ đến như một người đàn ông bí ẩn nhiều lần vượt qua ranh giới giữa khoa học và hiện tượng huyền bí.
 

Theo báo cáo của tờ The Guardian, hình ảnh X-quang được thực hiện để phục vụ cho triển lãm của hội đồng vật lí học thuộc đại học hoàng gia Anh, đã tiết lộ một sự thật tồn tại hàng trăm năm: xung quanh nhà khoa học John Dee là một vòng tròn đầu lâu.


 Chi tiết của những hình ảnh đầu lâu tìm thấy trong bức họa của họa sĩ Henry Gillard Glindoni

 
 

 

Nghiên cứu về cuộc đời của John Dee, tác giả Ryan Stone viết: “John Dee vốn nổi tiếng bởi nỗ lực cố gắng giao tiếp với thế giới tâm linh để phục vụ cho nghiên cứu của mình, đặc biệt là với những vị thần. Việc này kéo dài một thời gian kể từ sau những nỗ lực trong việc tìm hiểu các yếu tố thống nhất trong tự nhiên, mà ông tin rằng có thể được phát hiện nhờ sự kết hợp của các phương tiện phép thuật và toán học”.

Phương pháp tiến hành tiếp cận thế giới tâm linh của John Dee là sử dụng các đối tượng cụ thể, chẳng hạn như gương hắc diện thạch và cầu pha lê. Tại triển lãm này, người ta cũng trưng bày quả cầu pha lê, đĩa ma thuật và chiếc gương mà John Dee đã dùng để làm thí nghiệm.  


 Những công cụ phép thuật của John Dee: đĩa làm từ sáp và vàng, quả cầu thạch anh và tấm gương. 
 

Cùng với các vật trưng bày này là 47 trong số 100 quyển sách từng nằm trong thư viện khổng lồ của John Dee, về các lĩnh vực như toán học, triết học, lịch sử, chiêm tinh học, mật mã và thuật giả kim. Nhìn qua kho sách này, có ý kiến cho rằng vai trò của John Dee vào thời đó giống như cố vấn của Nữ hoàng hơn là một người theo phái thần bí. Những gì ông theo đuổi chỉ đơn thuần là khoa học truyền thống.

 

Phát biểu về những mối quan tâm đa dạng của John Dee, người phụ tráchKatie Birkwood cho biết: “Ông là một trong những nhân vật thú vị và bí ẩn nhất nước Anh nếu không xét ở góc độ là một học giả, đại thần hay nhà ảo thuật. Ông ấy có thể làm tốt cả ba vai trò trên và thậm chí còn nhiều hơn thế nữa”.Chứng minh cho điều này, tác giả Ryan Stones cung cấp ví dụ: “Tuy hiếm khi được nhắc đến trong các tài liệu tham khảo ngày nay, nhưng John Dee là người có công lớn trong cuộc khai phá và mở rộng vương quốc Anh vào thế kỉ 16, bằng việc giúp các thuyền trưởng xác định phương hướng qua phép toán. Ông đã cung cấp các dụng cụ dùng để điều hướng trên biển, qua đó, có thể thấy được ông cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải”.  


 Chân dung John Dee được thực hiện vào thế kỉ 17 được trưng bày ở Bảo tàng hải dương Greenwich. 
 

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra lời giải thích cho hình ảnh vòng tròn đầu lâu ẩn dưới bức họa cổ này: “Sau khi Nữ hoàng Elizabeth qua đời, các học giả sẽ khắc họa hình ảnh Dee như một thằng hề bịp bợm. Đó có thể là nguồn cảm hứng cho Glindoni vẽ thêm hộp sọ vào tác phẩm của mình. Đây cũng có thể là do sự tác động của nghệ thuật thời Victoria – luôn bị ám ảnh bởi cái chết. Nhưng chúng tôi vẫn không hiểu vì sao ông lại sơn màu lên để che vòng tròn đầu lâu ấy lại”.

Câu trả lời cho nghi vấn này vẫn chưa được giải đáp, nhưng theo Brikwood, danh họa Glindoni muốn tạo một ấn tượng khác biệt cho John Dee“Glindoni làm điều này có thể để tạo ra cảm giác nghiêm trọng và một chút kinh dị khi khắc họa rõ nét sự mâu thuẫn sâu sắc giữa John Dee và các học giả đương thời”.  

 


Bản chụp X-quang bức họa của họa sĩ Glindoni cho thấy vòng tròn đầu lâu kì quái bao quanh John Dee
 

Ngoài những chiếc đầu lâu, nhiều khía cạnh khác của bức tranh gốc cũng đã bị thay đổi. Một bài viết về bức họa này trên trang Hyperallergic cho rằng sự thay đổi đó nằm ở các chi tiết như người trợ lí của John Dee – Edward Kelley đội chiếc mũ che đôi tai đã bị cắt của mình (có thể đó là hình phạt cho tội giả mạo), những chiếc lọ và vật dụng hình cầu đặt ở phía trước chiếc bàn gần John Dee.

Birkwood còn bổ sung rằng John Dee sống dưới triều đại Tudor – thời đại mà ranh giới giữa phép thuật và khoa học tự nhiên không hề rõ ràng như ngày nay. 

 

Theo Yan 

Mời bạn xem thêm:

Những phát hiện vĩ đại mà tình cờ của thế giới
Ngỡ ngàng với những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"
Phát hiện khoa học lý giải nguồn gốc những giấc mơ

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo