Lý do "ngáp lây" là gì?

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

 

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, hiện tượng "lây ngáp" có liên hệ với tuổi tác của con người nhiều hơn là khả năng đồng cảm của họ theo suy nghĩ thông thường trước đây. Hiện tại, với mục đích chữa trị cho các bệnh rối loạn thần kinh, các nhà khoa học này đang nghiên cứu xem liệu khả năng ngáp theo người khác sau khi nhìn thấy họ ngáp có được di truyền qua các thế hệ hay không.

Theo số liệu được công bố trên tạp chí y tế Plos One do tiến sĩ Elizabeth Cirulli, giáo sư trợ giảng khoa y tế tại Đại học Duke, Durrham, Bắc Carolian Mỹ, những người mắc bệnh tự kỉ và tâm thần phân liệt sẽ khó ngáp theo người khác hơn. Việc hiểu được các đoạn mã gen về hiện tượng này sẽ giúp tạo ra các liệu pháp chữa trị mới.

Giáo sư Cirulli và đồng sự đã cho phép 328 tham gia xem một đoạn video dài 3 phút chiếu cảnh người khác đang ngáp. 68% người xem đã ngáp theo. 82% người độ tuổi dưới 25 ngáp theo đoạn video, trong khi tỉ lệ này trên người độ tuổi 25 – 49 là 60%, còn tỉ lệ trên người độ tuổi trên 50 chỉ là 41%.

Tiến sĩ Cirulli cho biết: "Đây là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu về một số yếu tố mới, cũng là nghiên cứu lớn nhất về chủ đề này từ trước tới nay, dựa theo số người tham gia".

Trong khi độ tuổi là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới hiện tượng "ngáp lây", yếu tố độ tuổi chỉ chiếm 8% trong việc quyết định người xem video có ngáp hay không. "Phần lớn lý do dẫn tới sự khác biệt về hiện tượng ngáp vẫn chưa được lý giải", tiến sĩ Cirulli khẳng định.

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sử dụng các bài trắc nghiệm để đo khả năng cảm thông, mức độ mệt mỏi và chu kì ngủ của những người tham gia. Trí thông minh cũng được đánh giá trong thử nghiệm này bằng các bài kiểm tra khả năng nhận thức.

Giáo sư Robert R. Provine của bộ môn tâm lý học, Đại học Maryland, hạt Baltimore, Mỹ, cho rằng nghiên cứu này "độc nhất" ở chỗ đây là lần đầu tiên các nhà khoa học cho thấy sự liên hệ giữa quá trình lão hóa và khả năng "ngáp lây" của con người.

Ông cho rằng nghiên cứu này sẽ giúp "làm rõ các chi tiết thần kinh học của các hiện tượng xảy ra hàng loạt" khác, ví dụ như cười và ho khi nhìn thấy người khác có hành động tương tự.

Vị giáo sư này khẳng định: "Các hành động có thể 'lây' từ người này sang người khác như ngáp hoặc phá lên cười cho thấy chúng ta thường giữ lại bản chất bầy đàn thú vật, chứ không phải là những sinh vật có lý trí có thể kiểm soát hành vi của mình một cách chủ động".

Lê Hoàng

Theo BBC News

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo