Mỹ chưa từng đặt chân lên mặt trăng được coi là 1 trong những giả thuyết âm mưu nổi tiếng và có căn cứ của thế kỷ 20. Đến giờ nó vẫn là một câu hỏi và bài viết dưới đây phân tích theo các tư liệu thiếu thốn nên nó không khẳng định và không phủ định chắc chắn, tuy nhiên có thể sẽ cho bạn 1 ý nghĩ khác.
Khi phân tích những tấm ảnh và những videoclip về việc đổ bộ lên Mặt trăng, người ta phát hiện nhưng điều vô lý. Rộ lên những nghi vấn. Người ta đỏi hỏi những tư liệu ảnh gốc. Mỹ im lặng, coi như một điều “tuyệt mật” của quân sự. Song họ không thể im lặng mãi.
Mấy năm trước, thế giới đều lấy làm tiếc vì NASA thông báo một tin buồn và… lạ lùng. Họ không còn tất cả những tư liệu ảnh và video có một không hai về vụ các nhà du hành vũ trụ Mỹ đặt chân lên Mặt trăng. Những nhân viên cũ thì đã về hưu, nhân viên mới thì không trực tiếp dính dáng đến sự liện quan trọng này, nên không tìm ra những tư liệu đó ở đâu.
Song người ta thấy một chuyện vô lý: ảnh và phim ghi lại cuộc đi chơi cuối tuần của gia đình có thể mất, chứ đằng này… lại là những tư liệu cực kỳ quan trọng nói lên lịch sử loài người và nơi có trách nhiệm lưu giữ lại là một cơ quan được bảo mật chặt chẽ, nghiêm túc là… NASA.
Theo các thông báo khác muộn hơn, Mỹ cho biết số lượng các phim và ảnh mà NASA có trong tay trong những năm 1970 - 1980 lên tới 200.000 đơn vị. Họ nói những bộ phim về các nhà du hành vũ trụ Mỹ đổ bộ xuống Mặt trăng đã bị xoá đi để sử dụng lại. Sở dĩ như vậy là vì NASA bị cắt giảm ngân sách, phải áp dụng mọi biện pháp có thể để phân bố lại nguồn tài chính.
Một trong số các biện pháp này phải thanh lý các kho tư liệu để thu hồi tiền và dành ngân sách cho những việc khác quan trọng hơn. Để trấn an mọi người khỏi cảm thấy phải chịu đựng những tồn thất lớn, NASA nói rằng những tấm phim nguyên bản ấy đã không thể sử dụng được nữa vì chúng đã bị hư hỏng do bảo quản quá lâu trong kho.
Liệu có thể tin rằng NASA phải “co kéo” chuyện tiền nong đến mức xoá băng từ đi để dùng lại trong khi dù ngân sách có bị cắt giảm đi nữa, vẫn được ưu tiên trong việc chi tiêu hàng tỉ đôla không? Trình độ các chuyên gia ở NASA không bảo quản nổi những thước phim chỉ sau vài chục năm hay sao?
Trước những người hoài nghi đặt câu hỏi về chất lượng các đoạn phim và ảnh đã công bố, NASA đã trả lời những hình ảnh trạm mặt đất nhận được rõ ràng hơn nhiều. Còn các clip công bố chỉ là dùng camera thu lại từ màn hình ở các trạm và chuyển thành hình ảnh đen trắng khi phát trên truyền hình (lúc đó chưa có truyền hình màu) nên chất lượng thấp là lẽ đương nhiên.
Nhưng nguyên bản hiện nay ở đâu? Một uỷ ban đặc biệt bỏ công tìm đi tìm lại và không thấy. Sau đó NASA lại nghĩ ra một trò mới là đề nghị các đài truyền hình gửi các đoạn clip lưu trữ đã phát từ năm 1969 đến cho mình, rồi chuyển các đoạn clip đó đến kinh đô điện ảnh Hollywood và đề nghị các chuyên gia kỹ thuật ở đây giúp đỡ trong việc “tút” lại các phim để nâng cấp.
Các chuyên gia Hollywood đã nhận 4 phiên bản mà NASA giao cho lấy từ những đoạn đã phát và bằng tài nghệ của những chuyên gia kỹ xảo điện ảnh bậc thầy, chất lượng của các đoạn phim này tăng lên rõ rệt. Khi đã không có phim nguyên bản thì việc so sánh bản “đã phục hồi” với nó là điều không thể làm được và có lẽ nhưng “clip mới” này từ nay sẽ được coi như là dẫn chứng chính thức.
Tuy nhiên, số tài liệu lưu trữ về chuyến bay lên Mặt trăng mà Mỹ tuyên bố bị mất không chỉ có những tư liệu hình ảnh. Mất theo chúng còn có những hồ sơ về sức khoẻ của các phi hành gia, những băng ghi âm lên quan đến Chương trình Apollo và nhiều hồ sơ khác nữa. NASA còn “bị thất lạc và chưa tìm ra” hàng trăm thùng hồ sơ chứa đầy các tư liệu quý khác.
Các nhà triết học thường nói đùa: Khó nhất là tìm một con mèo đen trong căn phòng tối, nhất là khi chính con mèo cũng chẳng có trong căn phòng đó. Câu chuyện về những tư liệu ảnh về cuộc đổ bộ đến Mặt trăng của người Mỹ chính là trường hợp này: Truy tìm một thứ chưa từng tồn tại.
Sự quanh co giấu đầu hở đuôi của NASA chỉ chứng tỏ một điều: Người Mỹ chưa từng lên Mặt trăng.
Điều đáng chú ý là những câu hỏi “khó chịu” từ phía người dân Mỹ đến với chính phủ và NASA về câu chuyện người Mỹ lên Mặt trăng bắt đầu từ năm 1970 và đã kéo dài trong nhiều năm. Nếu họ có bay lên thật thì việc đưa ra những tài liêu công khai, những phim ảnh nguyên gốc, độc đáo thì sẽ dập tắt mọi sự nghi ngờ.
Nhưng họ không làm như vậy. Chỉ gần đây, khi chuẩn bị kỷ niệm 40 năm ngày Mỹ đặt chân lên Mặt trăng mới ra sức bịa đặt việc mất hết tư liệu thì ngay cả những người kém hiểu biết nhất cũng tự kết luận rằng đó chỉ là lời nói dối quanh vụng về mà thôi.
Bức hình chụp Neil Armstrong và Buzz Aldrin đang cắm cờ Mỹ lên mặt trăng. Bóng của Aldrin (A) dài hơn của Armstrong. Điều này được cho là không thể vì ánh sáng duy nhất trên mặt trăng là từ mặt trời, nên hiện tượng đổ bóng không thể lệch nhau như vậy.
Bức hình chụp John Young và James Irwin – cũng như nhiều bức khác của Apollo cho thấy một bầu trời không có sao (J). Vì mặt trăng không có bầu khí quyển nên bầu trời có sao thì mới hợp lí chứ nhỉ? NASA bào chữa rằng ánh sáng mặt trời lúc đó quá mạnh nên đã làm lu mờ ánh sáng từ các ngôi sao
Alan Bean đang cầm hộp đựng mẫu vật. Sự mâu thuẫn ở đây là bức ảnh chụp từ máy ảnh đặt ở ngực Charles Conrad. Có vẻ như Conrad đứng ở vị trí thấp hơn Alan Bean nên phần mũ (L) đáng nhẽ không được hiện diện trong hình. Bóng đen của Alan Bean đổ lung tung theo nhiều hướng chứ không thẳng như mong đợi. Điều này cho thấy còn có nhiều “nguồn sáng” chiếu ở đây nữa. Có thể là các loại đèn trong studio chẳng hạn!
Chiếc hộp mà Alan Bean đang cầm lại sáng chói ở phần đáy (N), trong khi rõ ràng nó đang ở vị trí khuất sáng.
Còn rất nhiều mâu thuẫn khác liên quan đến dấu chân (giả thuyết đặt ra là dấu chân in lại rõ ràng do các phi hành gia bước đi trên nền cát ẩm) hay không có tấm phim chụp ảnh được sản xuất vào những năm 1970 chịu được nhiệt độ âm trên mặt trăng,
|
Ngọn cờ tung bay. Ai cũng nhìn thấy rõ ràng hình ảnh ngọn cờ Mỹ tung bay phần phật khi Neil Amstrong và Buzz Aldrin cắm nó xuống đất. Nhưng vấn đề đáng nói là ở chỗ khí quyển Mặt trăng không hề có không khí, vậy làm sao có gió để cờ bay? |
|
Không có hố. Theo lẽ thường, khi module Mặt trăng hạ cánh xuống đất, nó phải tạo ra một cái hố. Nhưng trong đoạn video thì hiện tường này hoàn toàn không có. |
|
Có nhiều nguồn sáng. Trên Mặt trăng chỉ có một nguồn sáng duy nhất là từ Mặt trời, nhưng theo như phân tích các bức hình thì chúng ta có thể thấy bóng của vật “đổ” theo những hướng khác nhau. Điều nà đồng nghĩa, trên Mặt trăng có nhiều nguồn sáng, theo những hướng khác nhau. |
|
Những vật không thể giải thích được. Trong bức ảnh chụp nhà du hành vũ trụ trên Mặt trăng, mọi người phát hiện ra một vật bí ẩn, phản ánh trên mũ bảo hiểm của nhà du hành trên con tàu Apollo 12. Vật này dường như được treo trên một sợi dây, điều vô cùng kỳ lạ. |
|
Di chuyển chậm chạp và dây cáp bí ẩn. Nếu bạn đi bộ trên Mặt trăng và tăng tốc độ của đoạn phim lên 2,5 lần, bạn có thể sẽ nhận ra rằng các nhà du hành đang đi bộ với trọng lực Trái đất. Để chứng minh cho những cú nhảy cao của các nhà du hành chỉ là một trò lừa, những người theo chủ nghĩa âm mưu cho rằng các sợi dây và dây cáp (thấy được trong một vài bức hình) đã phát huy được tác dụng của mình. |
|
Không có sao. Một trong những bằng chứng chứng minh việc người Mỹ đã từng đặt chân lên Mặt trăng chỉ là trò đùa đó chính là việc không hề thấy bất kỳ ngôi sao nào trên bầu trời. Mặt trăng không hề có mây nên đáng ra các ngôi sao phải được nhìn thấy một cách rõ ràng và thậm chí là sáng hơn khi chúng ta quan sát trên Trái đất. |
|
Hòn đá chữ C. Một trong những bằng chứng rõ ràng nhất là hòn đá có chữ C nằm trên bề mặt của Mặt trăng. Chữ C này rất cân xứng, chứng tỏ nó không phải do tự nhiên tạo ra. |
|
Các bức ảnh trong cuộc đổ bộ Mặt trăng có vô số chữ thập để hỗ trợ tỉ lệ quy mô và định hướng. Chúng được đánh dấu trên đầu trang của tất cả các hình ảnh. Một số hình ảnh thậm chí còn cho thấy chữ thập nằm ở phía sau vật trong cảnh, điều này cho thấy những bức ảnh có thể đã được chỉnh sửa. |
|
Phông bản sao. 2 bức ảnh chụp trong chuyến thám hiểm của tàu Apollo 15 cho thấy chúng có cùng một phông nền, mặc cho khẳng định của NASA rằng chúng chỉ chụp cách nhau có vài km.
Còn bạn thì nghĩ sao, liệu NASA có mắc bệnh "thành tích" không?
|