Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về bảy kỹ thuật khai thác và sử dụng nguồn năng lượng sinh học từ thời cổ đại.
1. Cối xay gió của người Ba Tư cổ đại
Cách đây 3.000 năm, người Ba Tư cổ đại đã sáng chể cối xay gió dùng để xay ngũ cốc và bơm nước.
Những ống sậy được lắp ghép với nhau tạo thành cánh quạt quay quanh trục ở giữa. Người ta đặt cối xay gió ngoài bờ tường để đón gió vận hành hệ thống theo ý muốn.
Tất nhiên, kết cấu dạng cánh buồm là cối xay gió sáng tạo đế sử dụng năng lượng gió nhưng nó còn được coi là hệ thống cơ giới tự động hoặc vận hành bằng tay đầu tiên phục vụ cho đời sống hàng ngày của con người.
2. Tháp gió của người Ba Tư cổ đại để làm mát và làm nóng
Ba Tư cũng là nơi sản sinh ra một trong những hệ thống thông gió và làm mát phức tạp nhất từ trước đến nay.
Kỹ thuật thông gió cách đây 2.000 năm vẫn là đối thủ đáng gờm của công nghệ hiện đại ngày nay bởi thiết kế đơn giản mà lại cho hiệu quả cao.
Tháp gió kết hợp sử dụng áp lực không khí khác nhau, kết cấu đón gió và định hướng luồng nước làm điều hòa nhiệt độ trong môi trường sa mạc khắc nghiệt đêm lạnh và ban ngày nóng bỏng.
3. Thủy lực bằng cầu dẫn nước trọng lực của người La Mã cổ đại.
Người La Mã nổi tiếng với những công trình kiến trúc vĩ đại. Họ sáng tạo ra kỹ thuật cầu dẫn nước định hướng bằng trọng lực và chân không rất hữu ích.
Một số cống dẫn nước trọng lực của người La Mã cổ đại vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.
Kỳ diệu hơn thế, những cống dẫn nước trọng lực là ví dụ đầu tiên về thủy lực tái tạo được sử dụng trong hầm mỏ, lò rèn, nhà máy và phòng tắm.
Nước được dẫn vào hầm mỏ để vận hành búa nghiền quặng và quay guồng nước rửa quặng.
4. Người Jerusalem cổ đại tái sử dụng nước thải
Cách đây gần 15.000 năm, thành phố Jerusalem cổ đại nằm ở trên cao, cách xa các nguồn nước trên mặt đất.
Cho nên, thành phố bị phụ thuộc vào những con sông ngầm và những nguồn nước ngầm khó tiếp cận. Đường giếng ngầm còn tồn tại đến thé kỷ 12 trước Công Nguyên.
Khi thành phố phát triển, người Jerusalem đã xây dựng được hệ thống tái sử dụng nước. Nước thải chìm xuống đất được giữ trong các lòng chảo cho lắng rác bẩn như các cống rãnh hiện đại.
Nước được lọc bỏ chất bẩn và dùng để tưới cây trong vườn và đồng ruộng.
5. Năng lượng địa nhiệt của người La Mã cổ đại
Người La Mã cổ đại dùng năng lượng địa nhiệt gián tiếp bằng cách làm nóng nước để tắm và sưởi ấm, nhất là tại các thành phố gần núi lửa Pompeii đã bị chôn vùi,
Những công trình năng lượng nhiệt này bị phụ thuộc vào địa điểm, như khu vực quanh núi Vesuvius có mắc-ma nóng gần bề mặt Trái Đất.
Người La Mã đã tạo ra băng để có nhiệt lượng khác nhau bằng cách cho nước vào các hố giữ nước cả ngày để đến đêm có nước đóng băng.
6. Người Hy Lạp cổ đại định hướng mặt trời cho nhiệt lượng
Khi người Hy Lạp cổ đại cạn kiệt nguồn nhiên liệu thì cũng giống như các nước phương Tây hiện nay, họ phải nghĩ ra cách tận dụng tối đa và giữ được nhiệt lượng để dùng trong mùa đông.
Họ định hướng xây dựng thành phố dạng lưới ô vuông, nhà có thêm phần hướng về phía nam để đón nhận ánh mặt trời khi Mặt trời không lên cao trong những ngày mùa đông lạnh giá.
Cuối cùng người La Mã đã tiến xa bằng cách lắp kính vào cửa sổ để giữ được nhiệt lượng từ ánh mặt trời nhiều hơn.
7. Người Mỹ bản địa sống trên vách núi làm mát bằng bóng Mặt trời
Lâu đài trên vách núi trong Khu bảo tồn Quốc gia Mesa Verde, bang Colorado (Mỹ) là nơi trú ngụ lớn nhất trên vách núi ở Bắc Mỹ.
Người dân sống xoay tròn theo mặt trời về nhiều hướng. Kiến trúc nhà kỳ lạ trên vách núi cheo leo cho thấy để giữ nhiệt trong các mùa.
Họ xây dựng kết cấu nhà ở những vị trí trọng tâm tương ứng với vị trí mặt trời từng thời điểm trong năm, trong đó có các điểm chí thiên văn vì tính hữu dụng và mục đích tôn giáo.
Theo Soha
Mời bạn xem thêm:
Những phát minh nổi tiếng của người da đen có thể bạn chưa biết
17 phát minh độc đáo trong năm 2015
10 phát minh bất ngờ và những sự thật thú vị đằng sau