Những điều lầm tưởng trong cuộc sống mà rất nhiều người mắc phải

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Trong cuộc sống, có rất nhiều điều sai lầm mà chúng ta hay lầm tưởng và tin chúng là sự thật. Nhưng càng ngày mọi chuyện đã được giải đáp và làm sáng tỏ.
 

1. Nuôi cá trong hồ mini dạng tròn là thực sự không tốt

 


 

Rất nhiều người hay chọn những hồ cá thủy tinh nhỏ dạng tròn, còn được gọi là bát cá vàng để nuôi những những chú cá. Nhưng thực tế là điều này không tốt chút nào, hồ cá đó quá nhỏ và không cung cấp đủ oxy. Những chú cá thường rất yếu, hay dễ chết, chúng rất khổ sở khi sống trong những các bát cá vàng này.

Các chuyên gia cho biết, việc bạn thả cá vào những chiếc hồ ấy còn tồi tệ hơn việc thả cá vào bồn cầu trong nhà vệ sinh.

2. Khi uống aspirin, bạn cần phải nhai nhuyễn để đạt hiệu quả tốt nhất


 

Aspirin có tác dụng ức chế tiểu cầu và làm tăng tốc độ đông máu. Khi uống aspirin chúng ta thường hay nuốt trọng (chửng) với nước, và uống với số lượng nhiều, điều này là không tốt và không có tác dụng. Các bác sĩ cho biết, khi uống aspirin cần phải nhai nhuyễn và chỉ cần uống 1 đến 2 viên mà thôi là đã đạt được hiệu quả.

3. Uống thuốc kháng sinh không thể ngăn chặn được virus

 

Thực ra thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt được một phần vi khuẩn và hoàn toàn không có tác dụng với virus. Vậy nên bị cảm lạnh hay cảm cúm mà uống thuốc kháng sinh là vô dụng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh vô độ, không theo chỉ dẫn của bác sĩ còn gây nguy hại cho sức khỏe của bạn.

4. Ý nghĩ cứ ra ngoài trời lạnh là bị cảm lạnh, cảm cúm là hoàn toàn sai lầm


 

Nhiều người cứ tin, vào mùa đông, khi chúng ta đi ra ngoài trời lạnh thì rất dễ bị cảm lạnh, cảm cúm. Điều này không đúng. Bệnh cảm lạnh, cảm cúm là do virus gây ra, không liên quan gì tới trời lạnh cả.

Trên thực tế, ở trong nhà quá nhiều mới là vấn đề. Vào mùa đông, chúng ta có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn và vì thế, khả năng truyền cúm cho những người xung quanh dễ dàng hơn.

5. Mạch máu của con người không phải là màu xanh

Chúng ta thường nói "nổi gân xanh" và cho rằng những mạch máu này cũng có màu xanh. Thực chất không phải, máu và mạch máu luôn có màu đỏ, sở dĩ chúng ta nhìn thấy mạch máu có màu xanh là do ánh sáng mặt trời phản chiếu vào làn da.

6. Trong Kinh Thánh, "trái cấm" trong vườn địa đàng của Adam và Eva không phải là một quả táo

 


 

Thực ra, trong bản gốc của Kinh Thánh, "trái cấm" là một thuật ngữ mang ý nghĩa chung là "trái cây". Các học giả bấy giờ suy đoán trái cấm có thể là quả sung, nho hay một quả lựu. Mọi chuyện phát sinh từ khi Kinh Thánh được dịch sang tiếng Latinh, có sự nhầm lẫn nho nhỏ giữa từ "malum" và "mãlum". Khi "malum" có nghĩa là "evil": điều ác, ma quỷ, còn "mãlum" có nghĩa là "apple": quả táo.

7. Pterodactyls thường được gọi là khủng long bay, nhưng thực chất chúng không phải loài khủng long


 

Pterodactyls sống ở thời kỳ khủng long và ngày nay mọi người hay gọi chúng là khủng long bay. Thật ra, chúng là một loài bò sát biết bay chứ không phải là khủng long. Cái tên "thằn lằn bay" có lẽ phù hợp hơn với chúng.

8. Tổ tiên của loài người từng sống cùng thời với khủng long?


 

Nhận định này là hoàn toàn sai lầm. Tổ tiên của chúng ta sống cách loài khủng long 65 triệu năm. Nếu như loài khủng long không tuyệt chủng, các động vật có vú nhỏ sẽ không bao giờ có thể tiến hóa thành loài người.

9. Sữa có thực sự giúp con người phát triển chiều cao và phòng ngừa bệnh loãng xương?

 

 

"Chân lý" uống sữa giúp phát triển chiều cao được nhiều người tin theo nhất, nhưng thực tế là cho đến nay, chưa hề có bằng chứng nào đủ thuyết phục từ các nhà khoa học, bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng chứng minh về việc này, dù sữa rất giàu canxi và các vi chất có lợi cho sức khỏe.

Một dẫn chứng được đưa ra, Mỹ là đất nước tiêu thụ sữa nhiều nhất trên thế giới, người Mỹ uống sữa từ khi còn bé đến khi già, với trung bình mỗi ngày uống 0,7 lít sữa. Ngoài ra họ còn dùng rất nhiều chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai... mà mỗi năm vẫn có khoảng vài triệu người bị loãng xương - một tỷ lệ mắc bệnh khá cao so với mặt bằng chung của các nước trên thế giới.

10. Ếch, cóc, nhái... không hề gây mụn cóc ở người


 

Từ cái tên mụn cóc, con người thường lầm tưởng chính những con ếch, nhái, cóc... lây mụn cóc cho con người, nhưng sự thật là không phải. Virus Papilloma là nguyên nhân khiến chúng ta mọc mụn cóc, và con virus này chỉ tồn tại được trong cơ thể người. Chỉ khi ta tiếp xúc với người nhiễm virus Papilloma thì chúng ta mới nổi mụn cóc.

11. Stress hay kích động mạnh không phải là nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp


 

Stress, căng thẳng hay việc bị kích động mạnh không phải là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh cao huyết áp mãn tính. Căng thẳng có thể tạm thời làm tăng huyết áp, nhưng nhìn chung nó không phải là nguyên nhân chính của bệnh này. Những yếu tố như di truyền, hút thuốc hay ăn uống thiếu khoa học mới là những nguyên nhân đáng kể dẫn đến căn bệnh này.

 

Theo Yan

Mời bạn xem thêm:

Lý giải tại sao 5×3 không phải bằng 5+5+5?
Rùng rợn trước những bí ẩn mà khoa học không thể lý giải
Lý giải cảm giác lượt về nhanh hơn lượt đi trong các chuyến đi

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo