Một vật dụng gần như không thể thiếu trong đời sống như máy tính lại thường xuyên bị con người hiểu lầm
BSOD (Blue Screen of Death)
Lỗi màn hình xanh thường được nhiều người cho là dấu hiệu máy tính của họ sắp "tiêu đời" nhưng đó thực ra là do một chương trình nào đó trong máy gây ra sự cố và Windows tự động tắt nguồn để "tự vệ".
Dù những phiên bản sau này của Windows đã có thể xử lí lỗi này khá tốt, nhưng đôi khi nó cũng do một lỗi của phần cứng gây ra.
Cách khắc phục vấn đề này là khôi phục lại hệ thống về Restore Point và xóa ngay chương trình bạn mới nạp vào. Nó rất có thể là thủ phạm gây ra tình trạng này
Bộ nhớ chính (RAM)
Nhiều người tưởng rằng họ cần thêm vài thanh RAM khi họ cạn dung lượng trong máy, nhưng thực ra RAM hoạt động tương tự như não người.
Hãy ví ổ cứng (HDD) như kho kí ức của bạn, nơi lưu giữ hình ảnh, phim và nhiều file khác. RAM là thứ sử dụng để kích hoạt chúng chứ không phải lưu trữ thông tin.
Vì thế, nếu máy tính của bạn hoạt động chậm xuống thì bạn nên tăng cường thêm RAM bổ sung, còn nếu máy bạn hết chỗ chứa dữ liệu thì hãy mua một ổ cứng (HDD) với sức chứa lớn hơn.
Máy tính chạy chậm
Nguyên nhân của vấn đề này thường là do virus vì chúng có thể chiếm dung lượng RAM của bạn một cách bí mật.
Nhưng thực ra thì cũng có rất nhiều lí do gây ra việc này mà không phải do virus. Khi máy tính của bạn bắt đầu “già đi” và bạn cứ “hành hạ” nó liên tục như download (tải về) quá nhiều chương trình vào máy, mở nhiều phần mềm cùng một lúc, RAM và ổ cứng của bạn có thể bị hư dần theo thời gian.
Cháy Laptop
Nhiều người sợ rằng nếu để laptop chạy quá lâu hay làm việc quá tải, nó sẽ bị nổ hay phát cháy. Nhưng đến nay chưa có bằng chứng nào cho việc này. Những tai nạn như thế thường là do dây bên trong máy bị chập nên dù bạn dùng máy 5 phút thì nó vẫn có thể cháy thành tro.
Những laptop sau này có hệ thống thông khí và các hệ thống dự phòng để ngăn máy laptop không bị quá nhiệt.
Tuy máy khó bị cháy nhưng bạn lại là người dễ bị "cháy". Nhiều người có thói quen để laptop trên đùi mà không để ý rằng đó chính là khả năng gây phỏng hoặc tổn thương da.
Thay toàn bộ máy tính
Nhiều người thường nghĩ rằng nếu máy tính bị hư bộ phận nào thì cứ thay bộ phận đó là được. Nhưng do công nghệ phát triển quá nhanh khiến việc nâng cấp trở nên khó khăn do các bộ phận cũ khó tương thích với những bộ phận mới.
Ví dụ nếu bạn bị hư bo mạch chủ (Mainboard) và quyết định mua một cái mới và xịn hơn về. Thế nhưng nó lại không tương thích với toàn bộ phụ kiện trong CPU như RAM và Card màn hình. Thế là bạn đành ngậm ngùi thay cả cái máy tính mới.
Hack và bẻ khóa
Hacker là những người có hiểu biết cao siêu về vi tính, có khả năng tìm ra điểm yếu của hệ thống đó và dùng nó để thâm nhập vào nội dung bên trong, giống như đi cửa sau vào một tòa nhà mà không ai biết.
Còn bẻ khóa (cracking) là khi người ta sử dụng một chương trình tìm cách phá "cánh cửa ảo" của chương trình chính bằng cách "nhồi" vào thật nhiều loại password liên tục. Đó được xem là cách thâm nhập bằng “vũ lực”. Nhưng nhiều người thường gọi việc này là "hacking" trong khi không hề có hành động "hack" nào được thực hiện.
Malware từ E-mail
Từ khi hiểm họa dính virus Malware từ e-mail bắt đầu dấy lên, nhiều người trong chúng ta thường nghi ngờ, tránh xa và xóa ngay những e-mail rác. Nhưng thực tế là bạn không thể bị dính virus khi đọc một e-mail trừ khi bạn nhấn vào một link (đường dẫn) trong đó.
Tuy nhiên, bạn lại có thể bị dính virus khi đọc một trang web. Việc này xảy ra vì một số trang web sẽ tự động tải phần mềm độc hại lấy cắp thông tin vào máy bạn và tự nạp chúng vào một cách bí mật.
Theo Yan
Mời bạn xem thêm:
8 hiểu nhầm cơ bản về công nghệ
9 mẹo đơn giản giúp tăng tốc cho máy tính
Cách vệ sinh màn hình điện thoại, máy tính bảng