Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được người lớn dạy nhiều điều về thế giới động vật xung quanh nhưng không may có những kiến thức hoàn toàn sai lệch. Đã đến lúc chúng ta cần xem xét và hiểu rõ vấn đề hơn.
1. Mụn cóc
Bạn từng nghĩ: "Chạm vào một con cóc sẽ bị mọc mụn cóc"
Nhưng thực tế: Đây là sai lầm phổ biến thường gặp nhất nhưng từ khi có internet rất nhiều người đã tra google và nhận ra sự thật.
Sự thật là cha mẹ chúng ta chỉ muốn thuyết phục con cái họ không được nghịch ngợm những con vật nhầy nhụa, xấu xí. Mụn cóc thì có thể lây lan ở bất cứ đâu do loại virus Human Papilloma gây nên. Tuy nhiên, cha mẹ đã đúng một phần để chúng ta không chạm vào con cóc vì trên da chúng có chứa chất gây kích ứng cho da nhạy cảm.
2. Cá vàng
Bạn từng nghĩ: "Cá vàng có trí nhớ kém và chỉ nhớ được khoảng 3 giây"
Nhưng thực tế: Cá vàng có trí thông minh như một con chuột. Chúng cũng có những phản xạ có điều kiện nếu được tập luyện thường xuyên và có thể nhớ được hàng tuần sau đó.
Nhiều thí nghiệm cho thấy, cá vàng có thể thực hiện nhiều hoạt động phức tạp như rung chuông, nhảy qua chướng ngại, thậm chí còn nhớ được khuôn mặt chủ nhân. Chúng sẽ bơi lội thoải mái hơn khi nhận ra chủ nhân của mình và trốn tránh những ánh mắt xa lạ, không quen.
3. Báo gấm
Bạn từng nghĩ: "Báo gấm là loài động vật chạy nhanh nhất"
Nhưng thực tế: Chúng ta nghĩ vậy vì một con báo chạy nước rút có thể đạt vận tốc 110km/h nhanh hơn giới hạn tốc độ trên các tuyến đường cao tốc ở Mỹ.
Tuy nhiên, Báo gấm không còn giữ kỷ lục ấy cho đến khi người ta đo được vận tốc bay cực đại của chim Yến lên tới 170km/h và loài cá Cờ cũng đạt tốc độ bơi 110km/h. Về cơ bản, Báo gấm là vận động viên chạy nhanh nhất trên cạn.
Cá Cờ cũng đạt tốc độ bơi 110km/h
Chim Yến bay với tốc độ lên tới 170km/h
4. Nhện chân dài
Bạn từng nghĩ: "Nhện chân dài cực kỳ độc và có thể chết người"
Nhưng thực tế: Nhện chân dài là một trong những loài nhện dễ tìm kiếm nhất trên thế giới, chúng sống ở mọi ngóc ngách trong căn nhà của bạn. Những con nhện này thường được ví là những anh nông dân chăm chỉ vì chúng giúp tiêu diệt những côn trùng có hại như ruồi, muỗi.
Người ta lại đánh đồng chúng với họ hàng nhện cực độc và có thể gây chết người bằng một vết cắn. Đó là một quan niệm sai lầm vì miệng của loài nhện chân dài rất bé không đủ lực để xuyên qua da thịt con người. Ở một số nơi, họ còn chữa bệnh đái dầm bằng cách ăn sống những con nhện chân dài. Chúng hoàn toàn vô hại với chúng ta.
Miệng của nhện chân dài rất bé không đủ cắm xuyên qua da người
5. Đà Điểu
Bạn từng nghĩ: "Đà Điểu gặp nguy hiểm sẽ vùi đầu trong cát để trốn"
Nhưng thực tế: Đây là một điều nhiều người chấp nhận mà không hề có câu hỏi thắc mắc. Chúng ta đã nghe nói khi ai đó không muốn đối mặt với khó khăn thì họ đang "vùi đầu trong cát như một con đà điểu".
Trong khi đó, Đà Điểu sẵn sàng đá một cú trời giáng đốn ngã kẻ thù như dẫm nát một cành cây hoặc cùng lắm là chúng chạy bán sống bán chết. Còn khi không muốn gây hấn, Đà Điểu vùi đầu trong cát để cố gắng tránh tầm nhìn của những vị khách không mời đó. Người ta cho rằng khí hậu nóng bức của vùng thảo nguyên châu Phi cũng là nguyên nhân loài chim này trốn trong cát để tránh nắng.
6. Bò tót
Bạn từng nghĩ: "Bò tót tức giận và trở nên điên cuồng khi nhìn thấy màu đỏ"
Nhưng thực tế: Nhiều loài động vật chỉ phân biệt được hai màu là đen và trắng. Những con Bò tót không phản ứng trước bất cứ màu sắc nào mà nó chỉ phát điên khi bị chọc tức vì có tấm vải chuyển động trước mặt, cùng tiếng reo hò kích động từ phía khán giả.
Căn bản, những đấu sĩ đấu bò dùng khăn đỏ để biểu diễn cho hợp thời trang, bắt mắt và trông có vẻ nghiêm trọng hơn mà thôi.
Bò tót bị đám đông kích động
7. Rắn
Bạn từng nghĩ: "Rắn nghe và nhảy múa theo âm nhạc"
Nhưng thực tế: Con rắn uốn éo, lắc lư theo tiếng nhạc là màn trình diễn độc đáo và rất nguy hiểm cho ai muốn học hỏi.
Các nhà thôi miên chơi sáo và đánh thức con vật nhưng việc nó nhảy múa theo tiếng nhạc lại chỉ là một mẹo nhỏ trong việc kiếm ăn của họ. Vì mũi rắn hết sức nhạy cảm với những rung động còn tai của chúng đã hoàn toàn bị thoái hóa không còn tác dụng.
Khi thổi sáo chân của nhà thôi miên đập nhịp nhẹ nhàng trên mặt đất và đối với rắn đó là những rung động cực mạnh khiến chúng lắc lư theo nhịp đập chân. Hiện tượng tương tự cũng gặp ở tiết mục chó làm toán là do người ta huấn luyện thú bằng ánh mắt hay âm thanh, một ám hiệu nào đó để con thú thực hiện đúng theo kịch bản bày sẵn.
8. Gấu túi
Bạn từng nghĩ: "Gấu túi là gấu"
Nhưng thực tế: Nếu bạn đi du lịch sinh thái ở Úc người hướng dẫn viên thường gọi những con vật trèo trên cây bạch đàn là Gấu túi vì chúng có hình dáng giống gấu thật nhưng thực ra chúng lại thuộc họ thú có túi. Một con Koala vốn không có họ hàng gì với loài gấu cả mà nó lại gần gũi với những con Kangguru hơn. Chúng là những loài động vật nguyên thủy ăn thực vật, nuôi con trong những màng da mỏng phía trước ngực bằng sữa cho tới khi trưởng thành.
Ở Nam Úc, gấu Koala suýt bị tuyệt chủng hồi đầu thế kỷ 20 nhưng đã được chính phủ nỗ lực bảo tồn cho tới nay.
9. Cá heo
Bạn từng nghĩ: "Cá heo là người bạn thân thiện của đại dương"
Nhưng thực tế: Trong một số trường hợp, cá heo giúp bạn chống lại hàm răng của cá mập và tìm đường tới một hòn đảo gần nhất. Nhưng đôi khi chúng cũng là những thủ phạm giết người ghê gớm. Các nhà khoa học mới đây phát hiện sự lo ngại về cá heo khi chúng nhẫn tâm giết chết những con cá heo khác, thậm chí cả những con còn nhỏ.
Người ta giải thích hành động tấn công đồng loại của cá heo do bản tính tình dục tự nhiên. Nếu bị làm phiền, cá heo có thể nổi điên và dẫn tới mất kiểm soát mà giết người. Những con càng thông minh thì khả năng này càng lớn.
10. Chó
Bạn từng nghĩ: "Chó càng già càng khó dạy những phản xạ mới"
Nhưng thực tế: Nghiên cứu được thực hiện trên những con chó già và thấy rằng việc huấn luyện phù hợp có thể khiến chúng học hỏi tốt như khi còn ít tuổi. Điều này cũng đúng với con người vì có nhiều quan niệm cho là trẻ con tiếp thu tốt hơn người lớn nhưng nếu thực hiện đúng phương pháp, người già cũng có khả năng học hỏi nhanh nhạy như thanh niên, trẻ nhỏ.