Loại vật liệu mới này sẽ đóng vai trò then chốt trong việc sản xuất quần áo cho binh lính vừa có thể ngụy trang vừa có tác dụng bảo vệ.
Nhằm bảo vệ binh sĩ khỏi các mối đe dọa từ vũ khí sinh hóa, một nhóm các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Livermore Lawrence Mỹ đã chế tạo ra loại vật liệu đặc biệt được ví như lớp da thứ hai.
Ngoc Bui và cộng sự chuẩn bị mẫu vật.
Loại vật liệu này sẽ đóng vai trò then chốt trong việc sản xuất quần áo cho binh lính vừa có thể ngụy trang vừa có tác dụng bảo vệ.
Điểm đặc biệt chính là khả năng thoáng khí nhằm tránh quá nhiệt và kiệt sức khi quân nhân phải tác chiến trong môi trường độc hại.
Hiện nay, áo chống độc cho binh lính thường khá nặng nề và khó chịu nên chỉ có thể đảm nhiệm chức năng phòng vệ.
Các nhà khoa học tạo ra màng cao phân tử linh hoạt với ống than nano có chức năng như những lỗ thông hơi. Độ lớn của chúng nhỏ hơn 5nm.
Người đứng đầu nhóm khoa học là Tiến sĩ người Việt đang làm việc tại Mỹ, bà Ngoc Bui. Bà cho biết các tấm màng nano có độ thoáng khí tốt hơn hẳn các loại vải đặc chủng hiện nay.
Nhờ vào những lỗ nhỏ nano như vậy, các tác nhân sinh học như virus mang bệnh thông thường lớn hơn 10nm không thể lọt qua.
Lớp màng đặc biệt sẽ biến đồng phục bình thường thành áo chống độc.
Ngoài ra, để chống lại chất độc hóa học, lớp màng trên được xử lý bổ sung các nhóm chức năng phản ứng độc. Chúng sẽ phát hiện và ngăn chặn hóa chất độc thâm nhập vào bên trong lớp màng.
Trong tương lai, chúng sẽ được tiếp tục nghiên cứu để có thể chống lại các loại chất độc hóa học như khí ngạt hay chất độc thần kinh VX.
Cấu trúc lỗ thông hơi bằng ống than nano.
Nhóm nghiên cứu hy vọng loại đồng phục đặc biệt này sẽ có thể được triển khai trên thực địa trong vòng 10 năm tới.
Theo Genk
Mời bạn xem thêm:
Bất ngờ với những quảng cáo phim sáng tạo đến "bá đạo"
Lác mắt với chiếc ván trượt chạy bằng máy khoan không thể sáng tạo hơn
Những tác phẩm nghệ thuật vẽ bằng vi khuẩn đầy sáng tạo