Sạc không dây: Tiêu chuẩn mới cho smartphone cao cấp

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Hiện nay, công nghệ pin vẫn chưa có những bước phát triển đáng kể nhằm cải thiện thời lượng hoạt động của smartphone hay tablet mà không cần tăng dung lượng. Thay vào đó, nhiều nhà sản xuất quyết định đầu tư vào các công nghệ sạc mới nhằm thu hút người dùng. Công nghệ sạc không dây đã ra đời khá lâu nhưng phải đến khi Nokia mạnh dạn ứng dụng nó trên chiếc smartphone Lumia 920 thì người dùng di động mới biết đến tính năng thú vị này nhiều hơn.

1. Cách thức hoạt động của công nghệ sạc không dây

Một trong những ưu điểm lớn nhất của công nghệ sạc không dây là bạn hoàn toàn loại bỏ được mớ dây cáp vướng víu khi sạc. Chỉ cần đặt smartphone lên tấm đế sạc là thiết bị của bạn sẽ được sạc nhờ dòng điện tạo ra bởi từ trường biến đổi. Cơ chế này hoạt động tương tự hiện tượng cảm ứng điện từ, được áp dụng rất nhiều trong đời sống, như các máy biến áp, bếp từ…

Bên trong đế sạc là một cuộn dây cảm ứng điện từ, khi nguồn điện được cung cấp thì thì cuộn dây này sẽ tạo ra một trường điện từ xoay chiều, hình cầu bán kính khoảng 4 cm, bao xung quanh tấm sạc. Bên trong điện thoại cũng có một cuộn dây tương tự có khả năng kết nối với trường điện tử đó và chuyển đổi năng lượng của nó thành dòng điện, sạc trực tiếp vào cục pin.

Bàn chải sạc không dây của Oral-B.

Chúng ta đang đề cập đến smartphone nhưng hiện nay công nghệ sạc không dây còn được sử dụng trên nhiều thiết bị điện gia dụng khác. Chẳng hạn bạn có một bàn chải đánh răng chạy bằng điện, việc cắm sạc thông thường tỏ ra rất nguy hiểm nếu bàn chải đang ướt, do đó, các nhà sản xuất thay bằng phương pháp sạc không dây an toàn hơn nhiều. An toàn hơn, đó chính là ưu điểm lớn của công nghệ sạc không dây, nó tránh được một số trường hợp dò điện nếu người dùng vừa sạc bằng củ sạc vừa nghe điện thoại.

Tuy nhiên, đi cùng với ưu điểm thì công nghệ sạc không dây trên điện thoại vẫn còn một số hạn chế cơ bản. Sạc pin không dây dựa trên từ trường, do đó phạm vi để thiết bị của bạn có thể nhận là rất nhỏ, đa số các thiết bị đều phải đặt lên trên tấm sạc. Nếu xét trên một phương diện, nó cũng không khác cách sử dụng sạc bình thường là bao nhiêu. Ngoài ra, sạc không dây có hiệu năng thấp và thời gian sạc lâu hơn. Đây là điều không thể tránh khỏi, vì lượng điện năng bị thất thoát trong quá trình truyền tải thường lớn hơn so với phương pháp dùng củ sạc và cáp USB.

2. Các tiêu chuẩn sạc không dây phổ biến

Công nghệ sạc không dây đang ngày một trở nên phổ biến nhờ tính linh hoạt của nó. Đặc biệt là ở các cửa hàng cà phê hay khu vực công cộng. Chẳng hạn chuỗi cửa hàng Starbucks của Mỹ đã được trang bị một loạt tấm sạc không dây, người dùng có thể đến vừa nhâm nhi tận hưởng cà phê vừa tranh thủ sạc pin cho chiếc điện thoại của mình, họ không cần phải cầm theo các bộ sạc “chính chủ” bên mình nữa.

Nhưng một vấn đề được đặt ra là hiện nay có 3 tiêu chuẩn sạc không dây chính là Qi, PMA Powermat và A4WP. Họ không thể tìm ra được tiếng nói chung dẫn đến mỗi tiêu chuẩn sạc không dây chỉ tương thích với một số thiết bị nhất định. Ví dụ, Google hiện đang ủng hộ công nghệ của PMA Powermat, tuy nhiên, Nexus 4 lại sử dụng chuẩn sạc Qi vì nó được sản xuất bởi LG.

Chuẩn sạc Qi là tiêu chuẩn sạc không dây đưa ra bởi Wireless Power Consortium, tổ chức được thành lập bởi Sanyo, Philips và Logitech, hiện có hơn 130 thành viên. Đây được xem là chuẩn sạc thông dụng nhất hiện nay, tuy nhiên, sự xuất hiện của PMA đang đe doạ vị trí độc tôn của Qi. Hồi tháng 4 năm nay, hiệp hội PMA ( Power Matters Alliance ) vừa kết nạp thêm 3 thành viên mới bao gồm HTC , LG và Samsung . Giải pháp của PMA được sử dụng tại rất nhiều nơi công cộng ở Mỹ ví dụ như hơn 1.500 trạm sạc không dây tại các quán cafe Starbucks, sân bay, khu mua sắm...

Để chiều lòng người dùng, một số nhà sản xuất di động đã quyết định tích hợp đồng thời cả 3 chuẩn sạc là Qi, PMA và A4WP. Nhờ vậy, trong tương lai, có thể người dùng cũng không còn phải quá băn khoăn về việc liệu chiếc smartphone của mình có tương thích với chuẩn sạc hỗ trợ ở sân bay hay quán cà phê hay không.

3. Một số smartphone được hỗ trợ công nghệ sạc không dây

Ngoài một số smartphone được tích hợp sẵn cuộn dây cảm ứng điện từ hỗ trợ sạc không dây bên trong như Google Nexus 4, Nokia Lumia 920, Lumia 820, HTC Droid DNA thì người dùng hoàn toàn có thể sử dụng công nghệ này nếu mua thêm các tấm ốp lưng đặc biệt. Những chiếc điện thoại cao cấp nổi tiếng như Samsung Galaxy S4 có thể thay thế nắp sau bằng một tấm nắp sạc không dây hay iPhone 5 có khả năng đeo thêm nắp lưng của Powermat sử dụng chuẩn sạc PMA.

Mẫu sạc không dây mới dành cho Nexus 4 được bán với giá 60 USD trên Google Play Store (khoảng 1,25 triệu đồng).

Sạc không dây dành cho Nexus 4 đạt chuẩn Qi. Để sạc đầy pin cho Nexus 4 với mẫu phụ kiện này, người dùng phải chờ khoảng 4 tiếng.

Từ trái qua phải: sạc không dây Palm, Nexus và Nokia.

Một mẫu thiết kế cho sạc không dây của iPhone 5 sử dụng cổng Dock Lighting được phát triển bởi Powermat. Khi iPhone 5 được nạp đầy “năng lượng”, PowerMat sẽ tự động ngắt nhưng nó vẫn tiếp tục theo dõi được lượng pin trong máy của bạn và bổ sung khi nhận thấy có sự tiêu hao.

4. Trang bị công nghệ sạc không dây cho mọi thiết bị di động

Bạn muốn sử dụng công nghệ sạc không dây vì lý do phải ra ngoài làm việc nhiều và không tiện cầm theo cục sạc, hiện nay Palm Touchstone đã cung cấp một giải pháp tình thế tích hợp trực tiếp dây điện và cuộn dây cảm ứng từ vào mặt trong của nắp lưng điện thoại. Công việc này đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn song vẫn có thể làm thủ công, sau khi hoàn thành, kích thước và trọng lượng điện thoại hầu như không thay đổi nhiều.

Chiếc điện thoại đời cũ của Samsung đã có thể sạc không dây.

 

 

Theo Trí Thức Trẻ

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo