Sự thật "không thể tưởng tượng nổi" khi côn trùng biến mất

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Như chúng ta đã biết, côn trùng là loài chiếm số lượng nhiều nhất, đa dạng nhất trên Trái đất. Những con vật bạn thường xuyên gặp là nhện, kiến… và chúng đều rất khó ưa. Nhưng sẽ ra sao nếu một ngày chúng biến mất nhỉ?

 


Côn trùng có lợi hay có hại?
 

Những loài côn trùng chúng ta ghét nhất hiện nay có thể kể đến là muỗi – kẻ gây ra cái chết của hàng triệu người mỗi năm; gián – kẻ gây ra những bệnh kinh hoàng; giòi bọ, nhện… hay “gần gũi” hơn nữa là kiến ba khoang. Tất cả khiến chúng ta khiếp sợ và muốn chúng biến mất khỏi Trái đất ngay lập tức.


Sẽ như thế nào nếu những con vật này biến mất?
 

Nếu côn trùng biến mất khỏi Trái đất, theo Goggy Davidowitz - giáo sư thuộc khoa sinh thái và côn trùng học của Đại học Arizona – thì chúng ta sẽ có được những cái lợi trước mắt, đó là:

Con người sẽ không còn phải chịu các dịch bệnh do côn trùng gây ra như sốt xuất huyết, sốt rét, bị kiến ba khoang cắn...


Chúng ta đang khiếp sợ những con vật này.

 

Con người cũng sẽ không cần phải sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng… và nguy cơ ung thư, nhiễm độc… giảm đi rất nhiều. Khi không có thuốc trừ sâu, môi trường cũng trong lành hơn.

Ngoài ra, còn nhiều lợi ích nữa nếu côn trùng biến mất vĩnh viễn khỏi Trái đất. Nhưng…

“Nếu tất cả côn trùng trên hành tinh này biến mất, thế giới sẽ sụp đổ”, Giáo sư Goggy nói.


Nạn đói sẽ xảy ra nếu côn trùng biến mất.

Theo ông, khi côn trùng không còn, tai họa lập tức ập lên đầu con người, trước mắt là nạn đói.

“Theo thống kê, thực vật hạt kín (thực vật có hoa) chiếm tới 80%. Chúng đều cần được thụ phấn và chỉ có côn trùng (bọ cánh cứng, ruồi, bướm…) mới làm được điều này. Gió, nước, các động vật khác cũng có thể thụ phấn cho hoa nhưng không đáng kể”, giáo sư Goggy nhận định.


Vai trò quan trọng nhất của côn trùng là thụ phấn.
 

“Con người hiện tiêu thụ khoảng 50 – 90% thực vật có hoa trong chế độ ăn uống, tùy theo từng quốc gia. Thứ quan trọng nhất là lúa (lúa gạo, lúa mì, lúa mạch…) luôn tồn tại trong mỗi bữa ăn. Nếu không có côn trùng cũng đồng nghĩa với việc những thứ này trở nên hiếm hơn. Từ đó, nạn đói có thể xảy ra”, ông nói tiếp.

 


Côn trùng là mắt xích cực kì quan trọng trong bộ máy sinh thái.
 

Không chỉ trực tiếp gây ra nạn đói, việc côn trùng biến mất cũng tạo ra hiệu ứng domino, khiến các loài động vật khác bị tuyệt chủng theo, chủ yếu là thú và chim.

“Côn trùng như một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái. Nếu nó đứt cũng đồng nghĩa với toàn bộ cỗ máy ngừng hoạt động”, giáo sư Goggy tiếp tục.

Một hậu quả quan trọng nữa liên quan đến thụ phấn đó là biến đổi khí hậu. Việc cây cối nở hoa không đúng mùa, số lượng thụ phấn ít… sẽ dẫn đến những hậu quả thời tiết khó lường, thậm chí là hủy diệt Trái đất.


Dù khá "ghê tởm" nhưng nếu không có chúng, thế giới sẽ còn tồi tệ hơn nhiều.
 

Cuối cùng, nếu côn trùng biến mất cũng khiến xác thực vật, động vật… bị phân hủy chậm hơn. Khi đó, chúng ta sẽ có nguy cơ phải sống trong một thế giới rùng rợn, đầy xác chết và rác thải xung quanh…

Bởi vậy, giáo sư Goggy kết luận rằng dù tồn tại một số tác hại nhưng sự có mặt của côn trùng trên Trái đất mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng và không thể thay thế.

 

Theo Yan

Mời bạn xem thêm:

Những bức ảnh macro siêu độc chụp mắt côn trùng
Bộ sưu tập côn trùng làm từ linh kiện điện tử vô cùng sống động
Lễ hội món ăn côn trùng ở Trung Quốc

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo