Thế nào là một chiếc xe 'cọp' ở VN?

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Dư luận xôn xao về những lò độ xe “cọp” nhằm đua trái phép trong thời gian gần đây. Chúng là những chiếc xe được độ lại và tăng công suất.

Xe “cọp” là những chiếc xe được độ công suất lớn, phục vụ mục đích duy nhất là tỷ thí tốc độ giữa những quái xế. Những hoạt động này bất hợp pháp, vì vậy nên người ta gọi là xe “cọp”, đồng nghĩa với những việc làm không chính quy, không hợp lệ.

Tại một số nước, việc đua xe tại trường đua được coi là hợp pháp, vì vậy, người ta không gọi những chiếc xe độ dùng để đua là xe “cọp” như ở Việt Nam. Bởi nhiều quái xế Việt Nam sau khi độ thường đem ra đường phố để đua nên những giải đua này ngoài vòng pháp luật.

Thế nào là một chiếc xe 'cọp' ở VN?
Về cơ bản, xe “cọp” là những chiếc xe độ công suất lớn, tối giản mọi chi tiết không cần thiết để đảm bảo tốc độ và gia tốc tối đa. Chiếc xe này chỉ dùng với mục đích trưng bày.

Một phong cách được giới chơi xe cọp yêu thích là Drag bike. Drag bike là những chiếc xe được độ đặc biệt, chỉ sử dụng để đua trên đoạn đường ngắn (402m hay ¼ dặm). Nó được tối giản mọi chi tiết nhằm giảm trọng lượng, tăng công suất động cơ.

Ở các nước phương Tây, những hãng độ xe thường độ những chiếc siêu mô tô, dung tích lên tới hàng nghìn phân khối. Chẳng hạn hãng độ Pro Stock Bike từng độ một chiếc xe dung tích 3.200cc, công suất 1.000 mã lực, và chỉ mất 6 giây để đạt tốc độ tối đa 380 km/h.

Ngoài ra, những chiếc xe này còn được sử dụng nhiên liệu hiệu suất cao như nitơ metanol để tăng công suất. Nó có thể đạt công suất 1.500 mã lực, và đạt tốc độ tối đa 320 km/h chỉ với quãng đường 200m. Tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, những chiếc xe drag thường nhỏ nhắn hơn.

Thế nào là một chiếc xe 'cọp' ở VN?
Chiếc xe này được lên trái lớn, thay đổi hệ thống hút và xả khí.

Độ công suất là việc làm khó nhất trong các loại độ xe, thợ độ phải có trình độ thuộc hạng thượng thừa mới có thể làm được. Cách đơn giản nhất là độ lại hệ thống hút gió, hệ thống thải khí (ống pô), cũng làm tăng được vài mã lực. Thường những loại ống pô và hệ thống hút gió được thợ Việt Nam mua tại các chợ phụ tùng bên Thái Lan, Campuchia.

Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ, để chiếc xe máy loại nhỏ như Exciter, Mio có công suất kinh hoàng, các thợ  buộc phải đụng tới bên trong động cơ.  Biện pháp đầu tiên là tăng dung tích xi-lanh, dân trong nghề gọi là “xổ trái”, có nghĩa là xoáy nòng, thay piston zin bằng piston đường kính lớn hơn, nhằm tăng công suất và gia tốc. Biện pháp thứ hai là “đôn dên” (tăng độ dài trục khửu). Cả hai phương pháp này có mục đích cuối cùng là tăng dung tích xi-lanh.

Tiếp theo thợ độ thường gắn tăng áp (turbo), làm mát bằng nitro, hydro, can thiệp vào ECU (nếu có). Và một phương pháp nhằm tăng vận tốc cho xe không thể không nhắc tới là tăng tính khí động học.

Những chiếc xe “cọp” thường được tháo hết những thứ không cần thiết, chỉ để lại bộ khung, vài công tắc điều khiển và dàn máy. Khung xe cũng được cắt gọt, tay lái hạ thấp để tư thế người lái chồm về phía trước. Các “nài” khi đua xe thường nằm dài lên yên, và sau khi đề pa, chiếc xe bắn về phía trước như tên lửa.

Thế nào là một chiếc xe 'cọp' ở VN?
"Móc pô" khiến máy mạnh hơn nhưng làm giảm tỷ số nén, vì vậy thợ phải cân chỉnh lại máy rất phức tạp.

Các kích cỡ piston thường dùng như trái 54, 62, 76, 85mm... Thông thường, một chiếc Exciter zin có đường kính piston là 54mm, khoảng chạy 58,7 mm, dung tích xi-lanh sẽ là 135cc. Khi chiếc Exciter được lên “trái lớn” 62mm, hành trình vẫn giữ nguyên thì dung tích xi-lanh sẽ tăng lên 177cc. Nhưng cũng với “trái” đó, nhưng dên được đôn lên 65,7mm thì dung tích động cơ sẽ tăng lên 198cc. Nói như vậy để thấy những chiếc xe độ có dung tích lớn như thế nào. Vì vậy, công suất cũng tăng theo.

Chẳng hạn một chiếc Exciter đời 2013 zin có công suất 12 mã lực tại vòng tua máy 8.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 12 Nm tại 6.000 vòng/phút. Nhưng một chiếc Exciter lên trái 85mm, không tăng hành trình thì dung tích đã lên tới 332cc. Vì vậy, công suất tăng gấp nhiều lần. Khi lên trái lớn, các thợ buộc phải móc buồng đốt để giảm tỷ số nén.

Thế nào là một chiếc xe 'cọp' ở VN?
Những phụ tùng hàng hiệu ngốn hết hàng trăm triệu đồng của chủ nhân. Đối với các tay nài, chiếc xe gắn với bản thân thường vô giá, họ tin chúng có linh hồn và thường cúng xe trước khi đua.

Chi phí cho một chiếc xe độ cũng tốn hàng chục triệu, thậm chí những chiếc xe lên đồ đầy đủ có giá hàng trăm triệu đồng. Những phụ tùng được rao bán trên mạng như bình xăng con của Nhật có họng gió 28mm khoảng 3 triệu đồng, nếu của Thái Lan giá chỉ bằng một nửa. Những chiếc pô độ cho Exciter có giá tầm 3 đến 4 triệu. Vỏ đầu bò có giá khoảng 3-6 triệu tùy loại. Ngoài ra, để chiếc xe nhẹ hơn, chủ xe cũng phải mua những bộ vành nhôm có giá khoảng 3 triệu, gắp nhôm cũng tầm đó tiền.

Thế nào là một chiếc xe 'cọp' ở VN?
Xe cọp không cần biển số, vì nếu để gặp cảnh sát giao thông ngoài đường thì sẽ bị phạt rất nặng.


Z1000 độ kiểu quái vật ngoài hành tinh ở Sài Gòn
Một chiếc Z1000 vừa được thợ Sài Gòn độ lại theo phong cách Predator. Ý tưởng xuất phát từ một nhân vật trong bộ phim viễn tưởng ăn khách của Mỹ.
Xe Honda phong cách máy bay tàng hình đầu tiên về Việt Nam
Honda NM4 - mẫu xe tay ga có kiểu dáng thiết kế hầm hố và động cơ 745 phân khối vừa được nhập khẩu về Việt Nam bởi một đại lý kinh doanh xe tại Hà Nội.
Thêm nhiều siêu xe in hình Hoàng Sa, Trường Sa tại Mỹ
Sau bộ đôi Ferrari 458 Spider và Maserati Ghibli, dàn siêu xe in hình bản đồ Việt Nam tham dự sự kiện Goldrush Rally tại Mỹ mới có thêm Lamborghini Aventador, Audi R8, Nissan GT-R.
Nữ cán bộ hàng không đam mê xe côn tay
Mê xe từ nhỏ, Chi Vũ biết lái xe côn tay từ năm lớp 10, và hiện sở hữu 3 chiế
Câu chuyện về chiếc xe đua F1
Chỉ với 150 triệu đồng, chiếc xe đua thể thức 1 tự chế của Việt Nam đang trên đường sang Nhật để tham gia FSAE (Formula Society of Automotive Engineering) , một trong những cuộc thi được tổ chức bởi Hiệp hội kỹ sư ngành ô tô thế giới.
Ngắm xe độ phong cách chopper tại Nam Định
Hai thợ cơ khí là anh Tiến và Trường đến từ Trực Ninh, Nam Định vừa khiến những tín đồ mê xe độ trong nước không khỏi ngỡ ngàng khi hoàn
thiện phần thô của chiếc xe đạp độ theo phong cách chopper
Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo