Video đã gửi đi thông điệp đáng sợ của Trung Quốc tới tất cả các quốc gia Đông Nam Á: Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực để thực thi cái gọi là “quyền chủ quyền” của mình và thể hiện quyết tâm không từ bỏ dã tâm thao túng toàn bộ Biển Đông.
Những cảnh phim thú vị, bao gồm cả những cảnh quay mà nhiều người chưa biết tới, được chọn lọc từ một bộ phim tài liệu dài 8 phần với tựa đề “Hành trình trên biển Nam Trung Hoa” (cách gọi Biển Đông của người Trung Quốc) đã được phát sóng trên kênh CCTV 4 của đài truyền hình nước này từ ngày 24-31/12 năm ngoái. Với bài thuyết minh bằng tiếng Trung Quốc và phụ đề tiếng Anh, bộ phim tài liệu này mới được đăng tải trên trang web của CCTV để truyền đến người xem trên toàn thế giới.
Ảnh được cắt ra từ phim tài liệu
“Một thông điệp lạnh lùng”
Carl Thayer, một chuyên gia nổi tiếng về các tranh chấp trên Biển Đông nói rằng đoạn video này hướng tới nhiều khán giả. Thực tế, nó được thuyết minh bằng tiếng Trung nhưng lại có phụ đề tiếng Anh, điều này đủ thấy đối tượng chính của nó là khán giả trong nước nhưng nó cũng được dùng để cảnh báo chính phủ các nước đối thủ của Trung Quốc.
“Đoạn video như một hình thức để chính phủ Trung Quốc tái khẳng định họ đang đi đầu trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình tại Biển Đông”, ông Thayer nói với tờ GMA News Online của Philippines.
Ông nói thêm, nó (video) “gửi một thông điệp lạnh lùng tới các nước có tuyên bố chủ quyền rằng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực như đâm va để thực thi “quyền chủ quyền” của mình”.
“Kể từ sau khi video này, các bằng chứng đang nổi lên cho thấy Cảnh sát biển Trung Quốc đã đưa chiến thuật tàu đâm tàu vào áp dụng”, ông Thayer nói.
Trên nhạc nền piano nhẹ nhàng, cả bộ phim tài liệu dài trình chiếu cảnh biển màu xanh lam, nơi giàu tài nguyên hydrocarbon và các sinh vật biển căng tràn nhựa sống, những hòn đảo xa xôi và những hoang đảo nhỏ với bãi cát trắng trải dài.
Rõ ràng, bộ phim được thiết kế để thổi bùng chủ nghĩa dân tộc trong lòng khán giả Trung Quốc và nêu lên tính cấp bách của việc bảo vệ lãnh thổ ngoài khơi nằm ở cực nam đảo Hải Nam của Trung Quốc. Bộ phim kích thích cảm xúc và lòng yêu nước của người dân nước này.
Logic của tất cả: Dầu mỏ, khí đốt, nguồn tài nguyên, chủ quyền và an ninh của Trung Quốc
Bộ phim tài liệu đã mô tả vùng biển tranh chấp như một khu vực trọng điểm ảnh hưởng tới an ninh, nguồn cung thực phẩm cũng như nhiên liệu của Trung Quốc. Bắc Kinh đã bắt tay vào thăm dò dầu khí nhưng không nói rõ ở đâu.
Theo ước tính của Trung Quốc, có khoảng 23-30 tỷ thùng dầu và một lượng khí đốt tự nhiên lớn nằm dưới Biển Đông. Hàng chục ngàn tấn kim loại quý và khoán sản đã được phát hiện như mangan, niken, đồng và coban. Ngoài ra, còn có một lượng lớn “băng cháy” đã được tìm thấy và có thể phát triển thành nguồn năng lượng thay thế.
Ít nhất 1.500 loài cá và sinh vật biển được tìm thấy tại khu vực biển tranh chấp, bao gồm cá đuối manta khổng lồ, rùa khổng lồ, cá vẹt, cá bay. Vùng biển này chứa khoảng 2,81 triệu tấn cá, trong đó có 500 nghìn tấn tại quần đảo Trường Sa.
Theo bộ phim tài liệu, các nhà khoa học Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu về trữ lượng dầu khí tại quần đào Trường Sa từ năm 1984. Sau đó làm rõ vùng biển này có thể chứa lượng dầu và khí đốt khổng lồ và cuộc xung đột lãnh thổ bắt đầu.
Theo các nhà phân tích, với những giá trị “vàng” mà khu vực này mang lại, Trung Quốc đã và sẽ sử dụng sức mạnh của mình để khẳng định quyền kiểm soát tại tất cả các khu vực tranh chấp.
“Tôi nghĩ những hành động của Trung Quốc cho thấy họ kiên quyết sử dụng được các nguồn lực của Biển Đông bất chấp tranh chấp pháp lý”, chuyên gia phân tích Parag Khanna, giáo sư tại ĐH Quốc gia thuộc trường Lee Kuan Yew, Singapore nói với GMA.
6 tháng sau khi bộ phim tài liệu được phát hành, phản ứng từ cộng đồng quốc tế là “sự im lặng đáng sợ”. Nhưng, không chỉ những nước có tranh chấp lãnh thổ với Tủng Quốc mà cả khu vực phải chú ý đến những lá cờ trong video, ông Thayer cảnh báo. “Theo ý kiến cá nhân, video này không chỉ gây rối cho các quốc gia đang có tuyên bố chủ quyền như Việt Nam và Philippines mà còn cả những quốc gia giáp biển khác tại Đông Nam Á”.
Bảo Linh (Theo tin tức từ GMA News)
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vnMời các bạn đón xem những clip đầy thú vị cùng Yêu Công Nghệ: