Vì sao cuộc tìm kiếm MH370 trở nên vô vọng?

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Trong thời đại mà ai cũng có một chiếc smartphone với tính năng GPS, việc một chiếc Boeing 777 biến mất có vẻ là không thể. Song, liệu việc tìm kiếm một chiếc máy bay có sải cánh hơn 60 mét và chiều dài 64 mét trên biển khơi có thực sự dễ dàng như người ta vẫn tưởng hay không?

Trong thời đại mà ai cũng có một chiếc smartphone với tính năng GPS, việc một chiếc Boeing 777 biến mất có vẻ là không thể. Song, liệu việc tìm kiếm một chiếc máy bay có sải cánh hơn 60 mét và chiều dài 64 mét trên biển khơi có thực sự dễ dàng như người ta vẫn tưởng hay không?

Các chuyên gia cho rằng sự cố xảy ra với MH370 đã xảy ra một cách cực kì nhanh chóng và cực kì khủng khiếp. Do tai nạn xảy ra trên biển, sẽ phải mất hàng năm trời chúng ta mới có thể biết được điều gì đã xảy ra với MH370. Khi chuyến bay 447 của hãng Air France gặp tai nạn trên Đại Tây Dương vào ngày 1/6/2009, phải mất tới 2 năm các nhà điều tra mới có thể phát hiện ra nguyên nhân.

"Sự thật là chúng ta khó có thể tìm được thứ gì trên biển", Đại tá J. Joseph, một cựu phi công của Hải quân Lục chiến Hoa Kỳ khẳng định. Điều đáng ngạc nhiên nhất về MH370 là chiếc máy bay đột nhiên biến mất mà không để lại dấu tích gì. Cơ trưởng có tới hơn 18.000 giờ bay của MH370 không hề để lại một cảnh báo hay kêu gọi cấp cứu nào cả. Không có tín hiệu nào từ MH370 cho thấy sự cố đã xảy ra.

Trong thời đại mà ai cũng có một chiếc smartphone với tính năng GPS, việc một chiếc Boeing 777 biến mất có vẻ là không thể. Song, liệu việc tìm kiếm một chiếc máy bay có sải cánh hơn 60 mét và chiều dài 64 mét trên biển khơi có thực sự dễ dàng như người ta vẫn tưởng hay không?

Một sĩ quan của Không quân Việt Nam tìm kiếm từ trực thăng

Đây không hẳn là một điều đáng ngạc nhiên, bởi khi sự cố xảy ra điều đầu tiên phi hành đoàn cần làm là cố tìm cách giải quyết sự cố. "Bay, tìm đường rồi liên lạc" là tôn chỉ của các phi công: phi công dân sự Patrick Smith khẳng định rằng việc không có tín hiệu radio nào "không khiến tôi ngạc nhiên".

Song, "Việc không có tín hiệu khẩn cấp nào là khá lạ lùng. Có 2 điều có thể xảy ra. Thứ nhất là tai nạn khủng khiếp và bất chợt tới mức không có đủ thời gian để phát tín hiệu. Thứ 2 là phi hành đoàn đã được huấn luyện để đặt việc liên lạc với mặt đất sau việc giải quyết vấn đề cấp bách ngay trước mắt".

Đó là lý do vì sao cơ trưởng Zharie Ahmad Shaw và cơ phó Fariq Ab. Hamid không thông báo lại với trạm điều khiển không lưu sự cố gì đã xảy ra hoặc không. Nhưng tại sao cả trạm điều khiển không lưu cũng không biết được MH370 đã rơi ở đâu? Lý do là bởi vì chiếc Boeing 777 này đã rơi ngoài biển!

Không hề có radar theo dõi đường bay dân dụng trên biển khơi

Trong thời đại mà ai cũng có một chiếc smartphone với tính năng GPS, việc một chiếc Boeing 777 biến mất có vẻ là không thể. Song, liệu việc tìm kiếm một chiếc máy bay có sải cánh hơn 60 mét và chiều dài 64 mét trên biển khơi có thực sự dễ dàng như người ta vẫn tưởng hay không?

Người ta thường hiểu nhầm rằng các phi công máy bay dân dụng sẽ liên tục liên lạc với trạm điều khiển không lưu, và rằng máy bay sẽ liên tục được radar theo dõi. Sự thật là khi máy bay đã cách bờ khoảng 100 hoặc 150 dặm, chúng sẽ ra ngoài khoảng theo dõi của radar. Khoảng cách mà radar có thể theo dõi tùy thuộc vào loại radar, thời tiết và nhiều yếu tố khác.

Khi đã ra ngoài khoảng theo dõi của radar, các máy bay dân dụng sẽ phải liên lạc với mặt đất bằng sóng vô tuyến tần số cao. Phi hành đoàn sẽ gửi tín hiệu tại một số "cột mốc" nhất định để thông báo vị trí, tốc độ gió và độ cao. Việc phi hành đoàn không liên lạc với trạm điều khiển là khá bình thường, bởi quá trình bay ở độ cao 35.000 feet thường diễn ra khá êm ả và không xảy ra các sự kiện bất thường. Một vài phương tiện liên lạc trên máy bay không đòi hỏi phi công phải điều khiển, thay vào đó máy tính quản lý chuyến bay sẽ tự động gửi thông tin qua đường vệ tinh.

Các hệ thống quản lý chuyến bay hiện đại thường dùng GPS để định tuyến, song GPS sẽ chỉ thông báo tới máy bay vị trí của mình, thay vì thông báo vị trí về trạm điều khiển không lưu. Điều này cũng giống như là mang iPhone để tìm đường trên sa mạc vậy. Hệ thống GPS trên iPhone vẫn có thể thông báo với bạn vị trí của bạn hiện tại, song không ai có thể dùng Find My iPhone để tìm bạn vì khi không có sóng di động thì iPhone không thể gửi thông tin vị trí về máy chủ. Trong khi việc gửi dữ liệu theo thời gian thực từ máy bay về trạm điều khiển qua vệ tinh là hoàn toàn có thể, nhưng việc tạo ra hệ thống này sẽ tiêu tốn của ngành hàng không hàng tỷ đô la, Smith khẳng định.

Trong thời đại mà ai cũng có một chiếc smartphone với tính năng GPS, việc một chiếc Boeing 777 biến mất có vẻ là không thể. Song, liệu việc tìm kiếm một chiếc máy bay có sải cánh hơn 60 mét và chiều dài 64 mét trên biển khơi có thực sự dễ dàng như người ta vẫn tưởng hay không?

Một chiếc 777 giống như MH370

Song, khả năng MH370 hoàn toàn biến mất mà không để lại tín hiệu gì vẫn là rất thấp. Phần lớn các máy bay thương mại đều có máy phát tín hiệu khẩn cấp mà phi hành đoàn có thể kích hoạt trong một tích tắc. Máy phát này cũng  sẽ tự động kích hoạt trong một số trường hợp, ví dụ như khi va chạm với mặt đất. Tuy vậy, máy phát tín hiệu này sẽ không hiệu quả khi đã chìm quá sâu.

Trong khi các công ty hàng không thường không có radar hoặc các công cụ theo dõi khác ngoài biển, các đơn vị quân sự hoàn toàn có thể có các phương tiện theo dõi đặt ngoài biển. Khả năng một tàu quân sự, một máy bay hoặc một vệ tinh đã phát hiện ra MH370 là hoàn toàn có thể. "Tôi sẽ thấy rất ngạc nhiên nếu như không có một ai ghi lại thông tin về sự kiện này trên radar", Joseph cho biết. Các dữ liệu khác cũng có thể cho biết thêm thông tin về MH370.

Reuters cho biết, chiếc Boeing 777 bị mất tích có được trang bị hệ thống ACARS, một máy tính chuyên dùng để truyền dữ liệu sự cố, yêu cầu sửa chữa hoặc điều chỉnh về công ty hàng không. Hệ thống này không truyền dữ liệu theo thời gian thực mà chỉ truyền định kỳ. Các dữ liệu này có thể cho biết thêm vài thông tin, song các thông tin này sẽ không trực tiếp giúp tìm ra điều gì đã xảy ra với MH370. Hệ thống Airplane Health Management (Quản lý Tình trạng Máy bay) của Boeing, vốn có thể theo dõi tình trạng máy bay theo thời gian thực, cũng không được lắp đặt trên MH370.

Khó có thể biết được điều gì đã xảy ra

Trong thời đại mà ai cũng có một chiếc smartphone với tính năng GPS, việc một chiếc Boeing 777 biến mất có vẻ là không thể. Song, liệu việc tìm kiếm một chiếc máy bay có sải cánh hơn 60 mét và chiều dài 64 mét trên biển khơi có thực sự dễ dàng như người ta vẫn tưởng hay không?

Máy bay tìm kiếm CASA C-212-400 của Việt Nam

Sau vài ngày tìm kiếm, các đội cứu nạn vẫn không thể lần ra manh mối của MH370. Sở dĩ các đội cứu nạn không thể tìm ra máy bay là bởi họ không biết được máy bay đã rơi ở đâu. Smith đưa ra phỏng đoán, dù với xác suất rất thấp, là MH370 đã không bị vỡ vụn khi rơi và sau đó bị chìm xuống đáy biển.

Các nhà điều tra đã đưa ra các giả thuyết như một vụ cháy trên máy bay, phi công tự tử và dĩ nhiên là khủng bố. Việc một thiết bị tối quan trọng ngừng hoạt động hoặc một vụ mất áp suất gây nổ cũng không nằm ngoài sự phỏng đoán của nhiều người.

Các chuyên gia hàng không khẳng định rằng vẫn còn quá sớm để biết được điều gì đã xảy ra. Song, họ đều đồng ý rằng sự cố đã xảy ra rất nhanh và ở độ cao rất lớn, khiến các mảnh vụn của MH370 bị rải rác khắp bề mặt biển khơi. "Nếu tai nạn xảy ra, nó đã xảy ra ở độ cao 7 dặm. Gió ở độ cao đó có tốc độ 100 knot. Với tốc độ đó, các mảnh vụn sẽ bị rải rác ra khắp nơi", Joseph khẳng định.

Tất cả các bộ phận khí động học, ví dụ như phần cánh, sẽ bị thổi bay trong không gian giống như túi ni lông bay trong gió. Các mảnh vụn lớn hơn như động cơ và bánh xe sẽ rơi thẳng xuống. Nhiên liệu và các chất lỏng khác sẽ bị rải khắp nơi, khiến cho các dấu hiệu còn lại là rất ít. Đây cũng chính là điều đã xảy đến đối với tàu con thoi Columbia của Mỹ vào ngày 1/2/2003. Trên biển khơi, "Bạn không thể tìm ra những thứ trên biển, trừ khi bạn bay ở ngay trên chúng", Joseph khẳng định.

Cuộc tìm kiếm vô vọng

Trong thời đại mà ai cũng có một chiếc smartphone với tính năng GPS, việc một chiếc Boeing 777 biến mất có vẻ là không thể. Song, liệu việc tìm kiếm một chiếc máy bay có sải cánh hơn 60 mét và chiều dài 64 mét trên biển khơi có thực sự dễ dàng như người ta vẫn tưởng hay không?

Đội cứu nạn của Trung Quốc đang trục vớt các vật thể lạ

Malaysia Airlines cho biết, có tới 9 máy bay và 27 tàu đang tham gia tìm kiếm MH370, bao gồm cả 2 tàu chiến lớn của Mỹ: USS Kidd và USS Pinckney. Hải quân Mỹ cũng đã cử một chiếc Lockheed P-3C Orion, một máy bay do thám ngoài biển vốn thường được sử dụng để đánh hạ tàu ngầm. Phạm vi tìm kiếm thậm chí còn rộng hơn cả diện tích Texas và California cộng lại.

Song, bất kể là hạm đội tìm kiếm có lớn tới đâu và công nghệ sử dụng có hiện đại đến thế này, kết quả vẫn sẽ phụ thuộc và các thủy thủ đang dõi mắt về biển khơi hàng giờ liên tục mỗi ngày.

"Việc tìm ra các mảnh vụn từ trên không sẽ là rất khó khăn", cựu Phó Tư lệnh Larry Kidd của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cho biết. Ngay cả việc vùng tìm kiếm bao gồm cả đất liền/đảo cũng không hề khiến cho nhiệm vụ này trở nên dễ dàng hơn. "Có những vùng ở rất xa trên thế giới, và họ có thể chẳng bao giờ tìm thấy một chiếc máy bay hay các mảnh vụn ở đó cả".

Thử thách lớn nhất vẫn là do các đơn vị tìm kiếm không hề biết MH370 bắt đầu gặp sự cố ở đâu, máy bay rơi và tại sao máy bay rơi. Hiển nhiên việc biết được vị trí để bắt đầu tìm kiếm là thông tin quan trọng nhất, Katelyn Shearer, Sĩ quan của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ cho biết.

Chu trình tìm kiếm cứu nạn thông thường

Trong thời đại mà ai cũng có một chiếc smartphone với tính năng GPS, việc một chiếc Boeing 777 biến mất có vẻ là không thể. Song, liệu việc tìm kiếm một chiếc máy bay có sải cánh hơn 60 mét và chiều dài 64 mét trên biển khơi có thực sự dễ dàng như người ta vẫn tưởng hay không?

Tàu John Ericsson của Mỹ cũng tham gia vào cuộc tìm kiếm này

Khi tín hiệu khẩn cấp được phát ra từ máy bay hay từ tàu thủy, hoặc khi một đơn vị nào đó phát ra tín hiệu cảnh báo, các nhà chức trách sẽ gửi tàu thủy, máy bay trực thăng và máy bay thường đến vị trí cuối cùng của phương tiện gặp nạn. Số lượng thiết bị tham gia vào cuộc giải cứu sẽ tùy thuộc vào tình hình. Ví dụ, tàu hàng không mẫu hạm thường sẽ không tham gia giải cứu một con tàu nhỏ chìm ở gần bờ, song trong trường hợp là con tàu gần nhất ở gần tàu gặp nạn, tàu lớn cũng sẽ nhanh chóng di chuyển về phía tàu gặp nạn.

Nếu không thể nhanh chóng tìm ra vị trí cuối cùng của tàu gặp nạn, các lực lượng tìm kiếm sẽ thực hiện tìm kiếm theo mô hình (di chuyển các phương tiện tìm kiếm theo một đường đi nhất định – xem hình ở dưới). Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ có 5 mô hình tìm kiếm khác nhau, và việc lựa chọn mô hình tìm kiếm sẽ phụ thuộc vào độ chính xác của các thông tin như: tín hiệu cấp cứu được phát đi ở đâu, thông tin vị trí về nơi phát hiện ra các mảnh vụn, sóng biển, gió, loại tàu dùng trong cứu nạn… Việc sử dụng một mô hình tìm kiếm cụ thể sẽ đảm bảo được tính hiệu quả và chính xác.

Trong thời đại mà ai cũng có một chiếc smartphone với tính năng GPS, việc một chiếc Boeing 777 biến mất có vẻ là không thể. Song, liệu việc tìm kiếm một chiếc máy bay có sải cánh hơn 60 mét và chiều dài 64 mét trên biển khơi có thực sự dễ dàng như người ta vẫn tưởng hay không?

Các mô hình tìm kiếm

"Các mô hình tìm kiếm là tối quan trọng, bởi chúng cho phép đội cứu nạn có thể tìm qua khu vực một cách có phương pháp và đầy đủ", Shearer cho biết. Tùy thuộc vào số lượng thông tin đang nắm được, lực lượng chức năng sẽ sử dụng tàu thủy hoặc máy bay và sẽ phân nhiệm vụ cho từng phương tiện tham gia tìm kiếm để đảm bảo tìm kiếm đầy đủ cả khu vực tìm kiếm. Mỗi phương tiện có lợi thế và điểm yếu riêng, ví dụ máy bay có thể tìm kiếm một khu vực rộng hơn, nhanh hơn song lại không thể phát hiện ra các mảnh vụn nhỏ.

Các đơn vị tìm kiếm cũng sẽ phải đối mặt với các dòng biển sự chênh lệch về hướng do sóng và gió gây ra. Các mô hình máy vi tính và các dữ liệu điện khí tượng học để giải quyết vấn đề này. Ví dụ, lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Mỹ sử dụng mô hình máy vi tính để "lựa chọn mô hình tìm kiếm dựa trên dòng biển, gió và các yếu tố môi trường khác". Phần mềm của lực lượng này cũng sẽ dự đoán vị trí mà tàu gặp nạn đang trôi tới, song càng lâu thì việc dự đoán hướng trôi càng trở nên khó khăn.

Mô hình tìm kiếm đối với MH370

Trong thời đại mà ai cũng có một chiếc smartphone với tính năng GPS, việc một chiếc Boeing 777 biến mất có vẻ là không thể. Song, liệu việc tìm kiếm một chiếc máy bay có sải cánh hơn 60 mét và chiều dài 64 mét trên biển khơi có thực sự dễ dàng như người ta vẫn tưởng hay không?

Mô hình TrackLine

Trong trường hợp của MH370, các phương tiện tìm kiếm sẽ phải tìm kiếm theo mô hình TrackLine (T) – tìm kiếm dựa theo lộ trình ban đầu của chiếc Boeing 777 này. Điều đó có nghĩa rằng các tàu biển và máy bay tham gia tìm kiếm sẽ phải lần theo đường bay từ Kuala Lampur về Bắc Kinh. Do phải tính đến hiện tượng các mảnh vụn có thể bị trôi nên các đơn vị tham gia sẽ phải tìm kiếm theo hướng song song: máy bay sẽ theo dõi phạm vi 5 dặm, trong khi tàu thủy sẽ tìm kiếm trên phạm vi một dặm theo lộ trình gốc. Nếu như các đơn vị tìm kiếm phát hiện ra điều gì đó, đèn báo tín hiệu sẽ được thả xuống mặt nước và các cuộc tìm kiếm sẽ được bắt đầu tại vị trí mới này.

Song, dù có sử dụng các thiết bị hiện đại đến mấy thì cuối cùng mức độ thành công của nhiệm vụ tìm kiếm vẫn sẽ phụ thuộc vào những người lính cứu nạn và chiếc ống nhòm của họ. Do phạm vi tìm kiếm lên tới 1,3 triệu km2, việc tìm ra mảnh vụn của MH370 ở thời điểm này gần như là bất khả thi. Cuộc tìm kiếm trên mặt biển không chỉ mất thời gian để đi tới vị trí tìm kiếm mà còn là một công việc cực kì chậm chạp và nhàm chán.

Trong thời đại mà ai cũng có một chiếc smartphone với tính năng GPS, việc một chiếc Boeing 777 biến mất có vẻ là không thể. Song, liệu việc tìm kiếm một chiếc máy bay có sải cánh hơn 60 mét và chiều dài 64 mét trên biển khơi có thực sự dễ dàng như người ta vẫn tưởng hay không?

Tàu Kunlun Shan của Trung Quốc sẽ tham gia tìm kiếm

Hiện tại, chính phủ Mỹ cũng đang dùng hình ảnh thu được từ các vệ tinh do thám để phát hiện xem có vụ nổ nào xảy ra hay không, và theoReuters, cố gắng này cũng là hoàn toàn vô vọng. DigitalGlobe, một công ty chuyên về hình ảnh thương mại, cũng đã chụp rất nhiều bức ảnh trên khu vực tìm kiếm và đăng tải các bức ảnh lên mạng để mọi người đều có thể tham gia giúp đỡ.

Hy vọng tìm thấy người còn sống càng ngày càng nhỏ dần, song tất cả các phương tiện tìm kiếm đều được trang bị các thiết bị y tế để hỗ trợ người sống sót (nếu có); các bệnh viện đang được đặt trong tình trạng cảnh báo rất cao.

Chuyến bay tuyệt vọng...

Cập nhật thêm thông tin mới nhất từ thời Wall Street Journal, dẫn lời các quan chức giấu tên của Mỹ cho hay, chiếc máy bay này có thể bay thêm hàng ngàn km trong trạng thái "không ai hiểu chuyện gì đang xảy ra".

Vì sao cuộc tìm kiếm MH370 lại trở nên vô vọng?

Giới chức điều tra Mỹ ước tính, chiếc máy bay đã bay tổng cộng khoảng 5 tiếng đồng hồ kể từ lúc cất cánh ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur, căn cứ trên dữ liệu động cơ mà máy bay này gửi tự động về hãng Boeing qua hệ thống báo cáo và xử lý thông tin liên lạc hàng không (ACARS). Đây là hệ thống được trang bị trên máy bay Boeing 777-200 nhằm cung cấp dữ liệu phục vụ việc bảo dưỡng máy bay định kỳ. Nếu giả thiết trên đúng thì chiếc MH370 có thể bay được hơn 4.074 km, có thể đến Ấn Độ Dương, khu vực giáp với Pakistan hoặc thậm chí cũng có thể đã bay đến tận vùng biển... Ả-Rập. 

Còn theo nội dung mới đăng tải trên Reuters hôm nay, thì Jay Caney - phát ngôn viên của Nhà Trắng Mỹ cho biết, "dựa trên một số thông tin mới cập nhật và không mang tính kết luận, khu vực tìm kiếm mới sẽ được mở ra tới tận Ấn Độ Dương". Có vẻ như càng nhiều giả thiết và số liệu thì thông tin tìm kiếm máy bay MH370 càng mờ mịt và dần đi vào con đường tuyệt vọng...

Lê Hoàng

Tổng hợp từ Wired, Reuters và WSJ

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo