7 triết lí làm nên nhà thiết kế huyền thoại của Apple

Anh Minh   Anh Minh
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận
Ảnh đồ họa chân dung Jonathan Ive, "phù thủy" trong thiết kế của Apple - Nguồn: Mike Nudelman/Business Insider

 

Jonathan Ive đã dẫn dắt đội ngũ thiết kế của Apple từ 1996, cùng với Steve Jobs, ông đã gặt hái những thành tựu tiêu biểu trên, đem lại vinh dự được phong tước Hiệp sĩ bởi Hoàng gia Anh quốc. Nếu ví von Steve Jobs là vị phù thủy trong ngành công nghệ và marketing, thì Jonathan Ive cũng là một phù thủy về thiết kế.

Vừa qua, tạp chí Time đăng tải buổi phỏng vấn hiếm hoi với Jonathan Ive nhằm tìm hiểu những nhân tố tác động đến tư duy sáng tạo cũng như kinh nghiệm của ông. Nhịp Sống Số xin trích đăng nội dung này đến bạn đọc.

* Dưới đây, là 7 điểm thú vị về qui trình làm việc sáng tạo của Ive:

1. Để thấu hiểu thế giới, Ive đã “tàn phá” nó ngay khi còn bé

Ivy thừa hưởng khả năng sáng tạo từ cha mình, vốn là một thợ bạc và là giảng viên về thiết kế ở một trường địa phương. Thời niên thiếu, Ive đam mê tháo rời những vật dụng trong gia đình, và tự lắp ráp lại.

“Nếu muốn biến thế giới hiện hữu đẹp hoàn hảo, hãy bắt đầu từ việc phá vỡ nó” - Jonathan Ive.

2. Những buổi huấn luyện chỉ dành cho cộng sự liên quan

Ngoại trừ Ive, nhóm của ông, và những cộng sự cấp cao tại Apple, không ai được phép vào phòng Lab của Ive ở đại bản doanh Apple. Quy tắc này cũng được áp dụng tương tự như nhà sáng lập và CEO Amazon, Jeff Bezos.

Ive cho biết “phòng Lab là nơi duy nhất mà người khác có thể đến và thấy tất cả những gì chúng tôi đang làm, bao gồm tất cả các bản thiết kế, cũng như bao gồm các sản phẩm mẫu”.

3. Ông chỉ hợp tác cùng một đội ngũ trong nhiều thập niên

Toàn bộ đội ngũ thiết kế của Ive vào khoảng 15 người đến từ nhiều nước như Anh, Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand. Điều quan trọng là họ đã làm việc cùng nhau đến gần 20 năm. Sự gắn bó lâu dài cũng minh chứng cho sự trung thành kiên định.

Ông chia sẻ “Thành quả trong công việc đối với chúng tôi là điều quan trọng nhất, cái tôi của mỗi cá nhân đã dần quên lãng sau nhiều năm gắn bó".

 

Nhóm thiết kế Apple dẫn dắt bởi Jonathan Ive - Ảnh: PCAdvisor

 

4. Các dự án của ông đều bắt đầu bằng một câu hỏi

Bất cứ khi nào Ive khởi đầu một dự án mới, ông đều tưởng tượng ra những công dụng mà sản phẩm có thể đem đến cho người dùng. Sau khi đã xác định những công dụng của sản phẩm, Ive bắt đầu nghĩ đến hình dạng thật sự của sản phẫm.

Điều này cũng giống với luận điểm của Giáo sư Clay Christensen thuộc trường Kinh doanh Đại học Harvard: Để làm ra sản phẩm có người muốn sử dụng, bạn phải hiểu rằng sản phẩm đấy có đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng không.

5. Luôn nghiên cứu thị trường

Để chọn được màu nền tuyết trắng cho iMac, Ive trao đổi với những nhà sản xuất…kẹo dẻo. Và khi ông muốn tìm hiểu cách chế tạo kim loại dạng cực mỏng cho laptop, ông tìm đến những người thợ Nhật có nhiều kinh nghiệm chế biến kim loại.

Tina Seelig, giáo sư chuyên ngành thiết kế của Đại học Stanford từng nói sáng tạo bắt nguồn tự sự quan sát tỉ mỉ. Đúng như vậy, khi Ive muốn tìm hiểu về một phương diện của thiết kế, ông luôn tìm đến những người có kinh nghiệm chuyên môn sâu sắc nhất trong phương diện ấy.

6. Tạo ra sản phẩm dành cho những người thật sự quan tâm

Sản phẫm của Apple luôn giống như được tạo ra cho con người. Theo cách giải thích của Ive, điều trùng hợp này không phải là ngẫu nhiên:

"Xung quanh chúng tôi đều là những vật thể vô danh, thật dễ dàng để tin rằng những người sử dụng chúng không quan tâm- cũng giống như người tạo ra chúng. Tuy nhiên, chúng tôi khám phá ra rằng mọi người đều quan tâm. Không chỉ về phương diễn mỹ thuật, họ quan tâm đến tất cả những gì được tạo ra một cách đầy sáng tạo và đầy chất lượng. Chúng tôi tạo ra và bán một số lượng lớn sản phẩm tượng trưng cho (hi vọng là vậy) cái đep, chất lượng hoàn mỹ. Thành công của chúng tôi là một chiến thắng cho sự toàn vẹn và tinh khiết".

Quan điểm này cũng giống với việc Steve Jobs chia sẻ với đội ngũ làm ra iPhone: không chỉ tạo ra một chiếc điện thoại có nhiều tính năng tuyệt vời, mà hãy tạo ra một chiếc điện thoại khiến cho mọi người phát cuồng vì nó.

7. Thiết kế những sản phẩm trở thành một phần tất yếu của cuộc sống

Công nghệ đã trở thành một công cụ quen thuộc trong cuộc sống, Ive chia sẻ. Tai nghe bạn đang đeo, chiếc điện thoại kế bên giường ngủ, những thứ ấy trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta. Trên phương diện này, Apple mong muốn tích hợp sản phẩm của mình vào cuộc sống con người, và đó là một thử thách không nhỏ trong việc tạo ra những sản phẩm công nghệ hữu ích cho con người, đây là lí do đưa Ive đến với Apple trong những ngày đầu.

Ông phấn khởi "mọi người có mối quan hệ thân thiết đến tuyệt vời với những gì chúng tôi tạo ra".

HẢI NGUYỄN

theo TIME, BUSINESS INSIDER

 

 

Jonathan Ive, nhà thiết kế người Anh chịu trách nhiệm thiết kế cho các sản phẩm Apple như iMac,iPod, iPhone, iPad. Ông từng được phong tước bởi Hoàng gia Anh. Hiện Ive sống tại Mỹ với vợ và hai con trai, giữ cương vị Phó Tổng giám đốc cấp cao tại Apple, ông lãnh đạo bộ phận thiết kế của Apple từ 1996.

 

Jonathan Ive được Hoàng gia Anh phong tước Hiệp sĩ ngày 23-5-2012- Ảnh: Bloomberg

 

Ông sinh ra tại London, Anh quốc, theo học tại Học viện Kỹ thuật Newcastle (hiện nay là Đại học Northumbria). Ông khởi nghiệp với vai trò là một nhà thiết kế thương mại trước khi sáng lập công ty thiết kế Tangerine cùng 3 người bạn. Cơ duyên đến khi Apple trở thành một trong những khách hàng của ông, và do quá ấn tượng với khả năng của Ive, Apple thuê ông thành nhân viên toàn thời gian vào năm 1992.

Steve Jobs đã mô tả Ive như một cộng sự tinh thần của ông, theo lời miêu tả của tác giả Walter Isaacson trong cuốn sách “Steve Jobs”.

theo BBC

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo