Không có thành công nào đến dễ dàng. Để tạo ra những sản phẩm tốt nhất, đôi khi các nhà sản xuất phải đánh đổi bằng việc thử nghiệm những ý tưởng mới và chúng hoàn toàn có thể... thất bại thảm hại. Dưới đây là danh sách 8 sản phẩm công nghệ không may mắn được thị trường đón nhận như thế. Danh sách này được trang Laptopmag bầu chọn.
1. Laptop chạy Android
Cho đến nay, nhiều chuyên gia có tiếng trong ngành công nghệ vẫn cho rằng sự kết hợp giữa laptop và nền tảng Android là hoàn toàn... lạc điệu. Những gì người dùng thực sự cần trên một chiếc laptop là một giao diện thân thiện với chuột hay bàn phím. Bên cạnh đó, yêu cầu về đa nhiệm nhiều cửa sổ cũng cần được đặt lên hàng đầu. Hiện nay, phiên bản stock của Android không hỗ trợ tính năng đa nhiệm nhiều cửa sổ. Tuy nhiên, đặc điểm này đã xuất hiện trên một số sản phẩm của LG hay Samsung sau khi Android được những nhà sản xuất này tùy biến.
Một trong những ví dụ về sự thất bại của Android trên laptop là chiếc SlateBook 14 của HP vì thiết bị này không hề có chế độ Android “cửa sổ” trong khi đó các ứng dụng Android không hề được thiết kế hỗ trợ sử dụng trên màn hình lớn đến 14 inch.
2. Google Nexus Q
Nexus Q là một thiết bị giải trí số cho gia đình được phát triển bởi Google. Nó là sản phẩm đầu tiên thuộc dòng Nexus mà không phải một thiết bị di động và chạy trên nền tảng Android 4.0. Có thiết kế khối cầu tinh tế và bắt mắt, thiết bị này có thể chuyển nội dung từ YouTube hay Google Play lên nhiều thiết bị trong phòng khách nhà bạn.
Nexus Q có ngày ấn định ra mắt vào 27 tháng 6 năm 2012 nhưng tới tháng 10 cùng năm, nó đã chính thức bị “khai tử” do có quá nhiều phản hồi tiêu cực về thiết bị. Người dùng cho rằng Nexus Q mang đến quá ít tính năng trong tầm giá cao đến vậy (299 USD).
3. Microsoft Kin
Trở lại thời điểm năm 2010, Microsoft lên kế hoạch phát triển song song hai nền tảng di động cùng lúc là Windows Phone và Microsoft Kin. Trong khi Windows Phone tiếp tục được duy trì đến hiện nay, Kin lọt vào top những ý tưởng công nghệ tồi tệ nhất.
Ra mắt vào mùa xuân năm 2010, Microsoft Kin được thiết kế dành riêng cho người dùng yêu thích sử dụng các mạng xã hội. Dẫu vậy, với giá thành quá cao cùng chính sách bán ra không quá được lòng khách hàng của nhà mạng Verizon lúc bấy giờ, Microsoft Kin không nhận được nhiều sự đón nhận như mong đợi. Số tiền 1 tỷ USD và khoảng thời gian 2 năm được bỏ ra phát triển Kin OS không mang lại sự thành công như mong đợi cho ông lớn vùng Redmond.
4. Acer Aspire R7
5. HTC First / Facebook Home
Có tới hơn 1,2 tỷ người truy cập Facebook mỗi tháng nhưng có lẽ số người muốn biến toàn bộ giao diện điện thoại của mình thành giao diện... Facebook chẳng là bao. Năm 2013, HTC đã cho ra đời chiếc HTC First, thiết bị duy nhất lúc đó được cài sẵn launcher độc quyền của mạng xã hội lớn nhất hành tinh mang tên Facebook Home. Theo đó, Facebook Home tập trung hoàn toàn vào trải nghiệm mạng xã hội. Về sau, Facebook Home không còn độc quyền cho HCT First và có thể tải xuống miễn phí trên Google Play nhưng điều này không ngăn cản nó trở thành một sản phẩm thất bại.
6. Motorola Lapdock
Motorola là một phụ kiện đi kèm chiếc smartphone Atrix 4G cho phép chuyển các nội dung đang hiển thị trên màn hình điện thoại lên một màn hình laptop với giao diện đặc trưng Webtop của hãng. Với mức giá khá cao cùng hiệu năng cũng như giao diện chưa thực sự tiện ích, Motorola Lapdock không thể thành công mặc dù xét về mặt ý tưởng đây không hẳn là một sản phẩm tệ.
7. IBM PCjr
Năm 1981, IBM cho ra đời chiếc PC 5150 được xem là điểm khởi đầu của kỷ nguyên máy tính. Dẫu vậy, ba năm sau đó ông lớn này lại mắc sai lầm mới một sản phẩm mới mang tên PCjr. Cụ thể, mặc dù tương thích với phần mềm DOS rất phổ biến lúc bấy giờ, nó không thể chạy được tới 60% số ứng dụng có trên thị trường. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng bàn phím như truyền thống, PCjr tận dụng công nghệ bàn phím không dây hiện đại nhưng thường xuyên... mất kết nối với máy tính.
8. BlackBerry PlayBook
Khi thị trường máy tính bảng bắt đầu nhen nhóm phát triển vào năm 2011, Blackberry đã tấn công phân khúc này bằng chiếc PlayBook 7 inch với vẻ ngoài khá bắt mắt, màn hình hiển thị ấn tượng cùng giao diện người dùng thân thiện. Vấn đề nằm ở chỗ, PlayBook không có ứng dụng xem email. Lúc bấy giờ, để xem email, người dùng cần một phần mềm mang tên Blackberry Bridge để ghép gặp PlayBook với một chiếc điện thoại Blackberry khác mới có thể xem thư trên thiết bị này.
Sau nhiều lời phàn nàn của người dùng, Blackberry phản hồi rằng để email trên điện thoại “an toàn hơn” máy tính bảng bởi với máy tính bảng người dùng có nhiều khả năng... làm mất máy hơn.
Theo Kênh 14
Mời bạn xem thêm: