Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới gắn nhãn "nghiện internet", coi đó là mối đe dọa đến sự phát triển của các thanh thiếu niên.
Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới gắn nhãn "nghiện internet" đối với những đối tượng sử dụng internet (chơi game online) thái quá. Đây là hình ảnh một thanh niên đang chơi game trong quán cà phê Internet ở Bắc Kinh.
Các nhà khoa học tại Trung tâm Điều trị và Cai nghiện Internet tại Quận Đại Hưng (Bắc Kinh) đã quét não của một người nghiện Internet cho mục đích nghiên cứu. Một số nhà tâm lý học cho rằng những áp lực cạnh tranh trong cuộc sống tại đất nước 1,3 tỷ dân này là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người trẻ tại Trung Quốc tìm đến với Internet như một cách để giải tỏa.
Vừa vào đến nơi, cô bé ngay lập tức ngồi “tám chuyện” cùng hai người bạn cùng lớp
Giảng viên đang trao đổi với các em về nội quy ký túc xá.
Một học viên đang được thầy giáo hướng dẫn tập nhấc người. Vì quá đam mê internet, nhiều em nhỏ ngồi lì hàng giờ trước màn hình máy tính, thiếu vận động dẫn đến béo phì.
Cổng vài “trại cai nghiện” Qide chỉ chừa một lỗ hổng nhỏ để nói chuyện với bên ngoài.
Những “trại cai nghiện Internet” như Qide sử dụng chiến thuật quân sự để dạy tính kỷ luật cho những người nghiện Internet trẻ tuổi. “Các con nghiện Internet đến đây thường trong tình trạng thể chất rất kém. Nỗi ám ảnh với Internet đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ và làm họ mất đi khả năng tham gia vào cuộc sống bình thường”, Xing Liming, một quan chức tại Qide cho biết.
Hít đất là một trong những bài tập cai nghiện internet.
Hầu hết các thanh thiếu niên đến những trại cai nghiện này theo yêu cầu của cha mẹ. Trong ảnh là một cựu quân nhân đang hướng dẫn cách đi đều cho các học viên
Cũng như trong quân đội thực sự, các học viên sẽ bị phạt tập thể nếu một trong số họ phá luật và không tuân theo điều lệnh.
Ngoài các bài học thể chất, các em còn tham gia các khóa học kéo dài 4-8 tháng. Trong ảnh, các em đang học buổi học về lễ giáo truyền thống Trung Quốc, tập cúi chào như Khổng Tử.
Giống như các bài học thể chất, khóa học văn hóa cũng do những người từng làm trong quân đội hướng dẫn.
Chương trình học còn có các chủ đề về âm nhạc hay múa sư tử của Trung Quốc.
Cứ 2 tuần một lần, các em lại tham gia một buổi học trị liệu tâm lý theo nhóm.
Các học viên cũng được dạy về những công việc hàng ngày như làm vệ sinh, nấu ăn và các kỹ năng quan trọng khác mà các em đã sao nhãng vì dành quá nhiều thời gian vào internet. Giáo dục và sống trong môi trường quân đội giúp các em có kỷ luật hơn và phục hồi khả năng hòa nhập với cuộc sống bình thường.
Hai học viên đang học cách nhặt rau.
Các em ăn cơm theo nhóm.
Luôn phải giữ phòng sạch sẽ.
Kết hợp với các chuyên gia tâm lý là một hoạt động quan trọng khác của chương trình.
Wang bị chẩn đoán nghiện internet. Cậu từng chơi game bắn súng trực tuyến 3 ngày liền. Theo cậu đó là cách phản ứng với những áp lực của bố mẹ đặt ra. "Bố mẹ muốn tôi học cả ngày và không được phép ra ngoài chơi. Khi tôi nghiện game, điểm học giảm sút nhưng tôi lại có cảm giác thỏa mãn vì thăng hạng trong game".
Trung Quốc xem nghiện internet là một dạng rối loạn lâm sàng và cần có chế độ điều trị thích hợp.
Y tá đang chuẩn bị thuốc cho các bệnh nhân nghiện internet và trầm cảm.
Một học viên đã hoàn thành khóa học 6 tháng đang chào các bạn cùng lớp ở trại Qide.
Và các bạn cùng lớp vẫy chào tạm biệt...
Theo Vnreview
Mời bạn xem thêm:
Bên trong nhà siêu mỏng ấn tượng tại New York
Bên trong siêu phẩm bay của 'đại gia hàng không'
Bên trong những kho vàng khổng lồ nổi danh nhất hành tinh